Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì để chóng hồi phục sức khỏe?

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng cơ thể khó chịu do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc. Bệnh thường dễ nhận biết và không có biến chứng nghiêm trọng. Hầu hết người bệnh đều có thể khỏe lại sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, sau khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể người bệnh vẫn còn rất yếu nên cần được chăm sóc hợp lí. Việc nắm rõ ngộ độc thực phẩm nên ăn gì sẽ giúp bồi dưỡng cho người bị ngộ độc thực phẩm nhanh chóng hồi phục sức khỏe và tránh nguy cơ tái phát.

Gia đình

Quy tắc 1: điều chỉnh chế độ ăn uống

1. Uống nhiều nước

Triệu chứng thường thấy khi bị ngộ độc thực phẩm là nôn mửa, tiêu chảy nhiều lần. Tình trạng này kéo dài khiến cho cơ thể mất rất nhiều nước. Chính vì vậy, bạn cần uống nhiều nước hơn để bù lại lượng chất lỏng đã mất đi và duy trì thân nhiệt cho cơ thể.

  • Nếu thấy khó uống nhiều nước cùng lúc, hãy uống từ từ từng ngụm nhỏ và uống nhiều lần.
  • Ngoài nước lọc, bạn có thể thử uống trà đã tách caffeine hoặc nước ép trái cây để đỡ lạt miệng nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ nước và nhiều vitamin cần thiết.

2. Bổ sung bột bù nước, điện giải

Bột bù nước và điện giải chứa các thành phần như muối natri, kali, glucozo… giúp bù khoáng và dinh dưỡng nhanh hơn. Hiện nay, bột bù nước và điện giải có bán ở hầu hết các hiệu thuốc, chỉ cần cho vào nước lọc và khuấy đều là có thể dụng được ngay. Ngoài ra bạn cũng có thể tự pha thức uống bù nước tại nhà với các nguyên liệu có sẵn như sau:

  • 1 muỗng cà phê muối
  • 1 muỗng cà phê muối nở
  • 8 muỗng đường trắng
  • 2 lít nước lọc

Quý vị thực hiện hòa tan và uống hằng ngày để bù nước tối đa khi bị ngộ độc thực phẩm.


3. Bắt đầu thực đơn từ nhạt đến mặn

Khi tình trạng nôn mửa, tiêu chảy bớt diễn ra, tức là cơ thể đã có dấu hiệu khỏe lại. Bên cạnh đó, ngộ độc thức phẩm sẽ làm quý vị mất nhiều năng lượng nên cơ thể sẽ cảm thấy đói. Lúc này, bạn nên bắt đầu ăn những món ăn nhạt như cơm, sốt táo, chuối chín, bánh mì…để xoa dịu dạ dày và không kích thích cảm giác buồn nôn trở lại.

Để nạp đủ năng lượng cho cơ thể, bạn có thể bổ sung thêm các loại thức ăn mặn như khoai tây nghiền, bánh quy mặn, rau củ hầm… Đây là những loại thức ăn nhẹ không gây kích ứng, phù hợp cho dạ dày của người bị ngộ độc thực phẩm.


4. Không tiêu thụ thực phẩm từ sữa vài ngày

Sữa là loại thức uống dinh dưỡng và tiện lợi, có nhiều hương vị phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, khi đang bị ngộ độc thực phẩm, bạn không nên tiêu thụ sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai hay váng sữa… 

Vì giai đoạn này, cơ thể sẽ tạm thời không dung nạp Lactose (loại đường có nhiều trong sữa), do vậy sau khi uống sữa sẽ dẫn đến trúng thực, đau quặn bụng, thậm chí là gây ra biến chứng rất nguy hiểm.


5. Giảm các chất kích thích: thức ăn cay – nóng, rượu bia

Người bị ngộ độc thực phẩm đang trong giai đoạn hồi phục cần phải đặc biệt chú ý nên và không nên ăn những loại thức ăn gì. Dù bụng đang đói cồn cào và thèm ăn, bạn cũng không nên ăn tùy tiện. Hãy tránh những loại thức ăn như:

  • Đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, vì chúng không mấy dinh dưỡng mà lại rất khó tiêu hóa.
  • Các chất kích thích như trà, cà phê, bia rượu…Những loại này thường có tính lợi tiểu, làm cho bạn bị mất nước nhiều hơn và dễ gây tiêu chảy nôn mửa trở lại.
  • Thực phẩm giàu chất xơ như các loại hạt, rau củ có vỏ, các loại đậu, cam, bưởi…vì chất xơ sẽ khiến cho dạ dày hoạt động mạnh hơn, không tốt sức khỏe của người đang bị tiêu chảy, nôn mửa.

Quy tắc 2: Bổ sung các loại thực phẩm “dịu nhẹ” với cơ thể

1. Dùng nước gạo và lúa mạch

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, đồ ăn thức uống có thể sẽ không còn hấp dẫn đối với bạn. Tuy nhiên, hãy cố gắng bù nước và bổ sung các loại thực phẩm “dịu nhẹ” cho dạ dày. Chẳng hạn: uống nước gạo hoặc nước lúa mạch giúp xoa dịu cơn đau dạ dày, chướng bụng, giảm chứng khó tiêu, đồng thời cung cấp rất nhiều nước cho cơ thể.


2. Bổ sung probiotic

  • Propiotic hay còn gọi là lợi khuẩn, có nhiều tác dụng đến cơ thể và bộ não, có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giảm trầm cảm và thúc đẩy sức khỏe tim mạch.
  • Trên thực tế có rất nhiều thực phẩm có chứa probiotic lành mạnh giúp quý vị tăng cường sức khỏe như đậu tương lên men, sữa chua và rau củ lên men…
  • Ngoài những loại nêu trên, bạn cũng có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung Propiotic. Chúng được bán ở các hiệu thuốc với giá không cao.
  • Người bị ngộ độc thực phẩm cần bổ sung propiotic để tăng cường hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người có hệ miễn dịch yếu, việc bổ sung Proiotic không phải là một phương án tối ưu, cần tham khảo bác sĩ trước khi dùng.

3. Thêm giấm táo

Một thức uống dễ chịu khác cho người bị ngộ độc thực phẩm là giấm táo. Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa. Bạn có thể pha loãng giấm táo sẽ để dễ uống hơn. 

Để pha giấm táo, quý vị hòa 2 muỗng canh giấm táo vào 1 cốc nước ấm và uống trước khi ăn thức ăn đặc, giúp cho quá trình tiêu hóa được hiệu quả hơn.


4. Uống trà thảo mộc hoặc mật ong và gừng

Trên thực tế có nhiều loại thảo mộc có đặc tính kháng khuẩn và giảm triệu chứng ngộ độc như cỏ xạ hương, hương thảo, rau mùi, lá xô thơm, húng lủi, thìa là… Bạn có thể ăn sống hoặc ép rồi pha với nước. Các loại thảo mộc sẽ giúp giữ ấm cho dạ dày, cũng như bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nhiễm độc.

Mật ong và gừng là được biết là bộ đôi lành mạnh cho dạ dày vừa bị ngộ độc thực phẩm. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và có thể kiểm soát axit trong dạ dày, còn gừng giúp giảm đau bụng và các chứng khó tiêu. Gừng thái lát và ngâm trong nước nóng, sau đó thêm một muỗng mật ong và khuấy đều, uống vào buổi sáng hoặc tối để mang lại hiệu quả tốt hơn.


Quy tắc 3: Nghỉ ngơi

1. Để cơ thể nghỉ ngơi

Do mất nhiều nước và khá nhiều năng lượng, nên cơ thể lúc này cần được bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi nhiều hơn. Bạn cần nghỉ ngơi ít nhất 48 tiếng trước khi muốn trở lại làm việc.

  • Cần có giấc ngủ ngắn thường xuyên để cơ thể dành năng lượng cho hồi phục tinh thần.
  • Hạn chế vui chơi vận động mạnh.
  • Tránh làm việc gắng sức.
  • Không dùng chung khăn tắm và dụng cụ ăn uống với người khác để tránh lây nhiễm bệnh.
  • Rửa tay thường xuyên.

2. Để dạ dày nghỉ ngơi

Việc bổ sung dinh dưỡng là hoàn toàn cần thiết cho người bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, bạn không nên “nhồi nhét” quá nhiều thực phẩm, bởi điều này tạo áp lực lên hệ thống tiêu hóa và hấp thu của cơ thể chưa kịp hồi phục. Chế độ bổ sung dinh dưỡng cũng phải cần để dạ dày nghỉ ngơi:

  • Hạn chế ăn trong 1-2 ngày đầu khi có triệu chứng ngộ độc.
  • Không nên ăn quá nhiều hoặc nhiều thức ăn đặc. Thay vào đó nên uống nhiều nước hoặc ăn cháo và súp.
  • Dừng ăn nếu vẫn còn dấu hiệu nôn mửa, tiêu chảy.

3. Uống Ibuprofen và Paracetamol

Các chất Ibuprofen hoặc Paracetamol có thể giúp giảm cảm giác đau khi bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, quý vị nên uống Ibuprofen hoặc Paracetamol theo liều lượng khuyến nghị, giúp giảm cơn đau bụng, đầy hơi một cách hiệu quả. Ngoài ra, quý vị nên tránh uống thuốc chữa tiêu chảy để không cản trở cơ chế đào thải độc tố nhanh chóng của cơ thể. Vì vậy, các chuyên gia y tế luôn khuyến nghị, khi bị ngộ độc thực phẩm không nên uống thuốc chữa tiêu chảy, trừ các chỉ định đặc biệt của bác sĩ.

Trên đây, Huongluxury đã chia sẻ đến bạn ba quy tắc thiết yếu giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng khi bị ngộ độc thực phẩm. Tuy vậy, quý vị cũng cần khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn rõ hơn nhé.