Nguyên tắc cần nhớ khi chế biến đồ ăn dặm cho bé

Chế biến đồ ăn dặm cho bé là việc làm rất quan trọng. Quý vị cần chú ý chế biến đồ ăn ngon, đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng mà quý vị cần lưu ý. Trong đó, chuẩn bị bát ăn dặm cho bé cũng là một điều cần nhớ.

Vệ sinh nhà bếp

Các giai đoạn ăn dặm của trẻ

Mẹ nên chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm đầy đủ chất dinh dưỡng và cách chế biến phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Cụ thể như:

Giai đoạn ăn bột

Bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể tập cho trẻ ăn dặm bằng các loại bột. Quý vị có thể mua bột dinh dưỡng đóng hộp của các hãng có uy tín, vì loại bột này có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Ngoài ra mẹ có thể tự nấu bột cho bé nhưng cần chú ý đến nguyên liệu và cách chế biến để đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh. 

Cho bé ăn cháo

Từ tháng 9 đến tháng 10, bé cũng đã quen dần với việc ăn dặm. Lượng thức ăn của bé cũng tăng dần nên mẹ có thể cho bé ăn cháo. Mẹ lưu ý khi nấu cháo cho bé không nên chỉ hầm xương lấy nước. Nên hầm riêng một nồi cháo nhừ để trong tủ lạnh và cho bé ăn dần 1-2 ngày. Mỗi bữa ăn của bé, quý vị múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa, thêm dầu ăn cho bé ăn. Khi nấu cho bé, quý vị nên nêm thật nhạt. Nếu không có mắm muối mà bé vẫn ăn ngon thì càng tốt. 

Lúc đầu dùng rây thưa tán cháo. Sau đó, quý vị băm nhuyễn thịt, cá và rau củ là được. Quý vị nên tập dần cho bé quen từ thức ăn nhuyễn đến có hạt để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

Cho bé ăn cơm

Khi có đủ răng (20 cái), bé mới có thể ăn cơm. Quý vị nên nấu cơm mềm và dằm nát cho trẻ ăn. Tập cho trẻ ăn các loại rau, củ bằng cách nấu canh rau đay, canh mồng tơi, canh bí đỏ, canh súp. Khi chế biến, quý vị nên chú ý cắt nhỏ rau cho bé dễ nhai nuốt mà không bị hóc, đảm bảo an toàn cho trẻ.


Nguyên tắc cần lưu ý khi cho bé ăn dặm 

Nguyên tắc 1: Với các loại rau củ, hoa quả khi mua cho bé ăn dặm bố mẹ nên chọn loại tươi ngon, sau đó rửa sạch bằng vòi nước chảy. Không nên ngâm hoa quả quá lâu vì có thể làm mất một số loại vitamin B, C và khoáng chất cần thiết.

Nguyên tắc 2: Trong các cách chế biến thức ăn, để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tối ưu và không bị mất đi hàm lượng dinh dưỡng nhất định quý vị nên hấp thức ăn hoặc có thể cho 1 lượng nước rất nhỏ để luộc. Hạn chế thời gian chế biến cũng như nhiệt độ khi đun chín.

Nguyên tắc 3: Với các bé ở giai đoạn đầu ăn dặm, bố mẹ phải chú ý để cho bé ăn từ lỏng đến đặc, từ mịn đến thô và cho bé ăn từng ít một sau đó tăng lượng thức ăn dần lên. Với các món ăn mới, mẹ nên cho bé ăn thử ít một, để cơ thể bé làm quen với món mới.

Nguyên tắc 4: Khi nấu cháo ăn dặm cho bé bố mẹ chỉ nên nấu xong cho bé ăn ngay, không nên hâm đi hâm lại nhiều lần, làm như vậy hàm lượng dinh dưỡng sẽ mất đi và vị cháo cũng không còn ngon làm cho bé cảm giác ăn không ngon miệng.

Nguyên tắc 5: Với bé dưới 12 tháng tuổi bố mẹ không nên nêm gia vị, bởi giai đoạn này vị giác của bé nhạy cảm hơn người lớn.  

Nguyên tắc 6: Các mẹ nên thay đổi thực đơn hàng ngày để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, tăng khẩu vị ăn uống và giúp cho bé không lười ăn.

Ăn dặm thực sự là bước khởi đầu quan trọng trong tiến trình phát triển của bé. Vậy nên để bé phát triển tốt và việc ăn uống sau này của bé sau này diễn ra thuận lợi hơn, các mẹ nên chú ý đến những 6 nguyên tắc quan trọng khi chế biến đồ ăn dặm cho bé mà Huongluxury chia sẻ trên đây. Chúc bé nhà quý vị mau ăn chóng lớn!