Nguyên tắc dọn nhà vệ sinh khi nhà có người bị tiêu chảy, tả

Bệnh tiêu chảy là một trong những bệnh lý nguy hiểu có thể lây lan từ người qua người. Nếu trong gia đình quý vị có người bị tiêu chảy, tả thì nhà vệ sinh cần được lau kỹ càng, tránh cho việc hình thành ổ dịch. Dưới đây là một số hướng dẫn dọn nhà vệ sinh mà quý vị cần phải biết.

Vệ sinh phòng tắm

#1 Bệnh tiêu chảy là gì?

Bênh tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng. Một người bị mắc bệnh tiêu chảy thì số lần đi ngoài của người đó gấp nhiều lần so với người bình thường.

Hiện nay, bệnh tiêu chảy được chia làm 3 loại chính. Một là tiêu chảy cấp, hai là tiêu chảy bán cấp và loại thứ 3 là tiêu chảy mãn tính. Để nhận ngườ bị tiêu chảy tả, quý vị có thể tham khảo một số dấu hiệu nhận biết cdưới đây:

  • Bụng thường bị đau âm ỉ và xuất hiện một số hiện tượng như nôn mửa hoặc buồn nôn.

  • Đi ngoài ra phân lỏng.

  • Bị đau đầu và ăn mất ngon.

  • Sốt và khát nước liên tục do cơ thể bị mất một lượng nước lớn.

  • Đi ngoài rất nhiều lần và thậm chí có bị lẫn cả phân và máu. Đôi khi còn bị tình trạng tiêu són hoặc món rặn.


#2 Bị tiêu chảy thì khi nào cần đến bệnh viện?

Tiêu chảy tuy là một bệnh lý có thể chữa trị tại nhà. Tuy nhiên nếu như quý vị không điều trị tận gốc loại bệnh thì bệnh sẽ có những biến xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ. Chính vì vậy khi áp dụng các biện pháp điều trị tiêu chảy mà quý vị cảm thấy không hiệu quả. Lời khuyên dành cho quý vị là hãy đến bệnh viện để được điều trị ngay lập tức.

Dưới đây là một số biểu hiện các quý vị cần lưu ý khi bệnh diễn biến nặng:

  • Cơ thể của người bệnh bị mất nước nghiêm trọng và có dấu hiệu đau bụng, khô miệng, luôn cảm thấy khát nước.

  • Nước tiểu có màu sẫm hay cảm thấy bị chóng mặt không muốn đi tiểu.

  • Đi đại tiện, phân chứa máu và có màu đen, ngoài ra còn có chất nhầy.

  • Sốt cao kèm theo đau bụng quằn quại.


#3 Nguyên tắc dọn dẹp nhà vệ sinh khi có người bệnh tiêu chảy

Khi dọn nhà vệ sinh các quý vị cần lưu ý áp dụng các nguyên tắc dưới đây để tránh lây bệnh cho các thành viên khác trong gia đình:

  • Nên làm sạch nhà vệ sinh từ trên cao xuống dưới thấp.

  • Làm sạch từ ngoài cửa vào, bắt đầu từ xa lại gần.

  • Làm sạch ở những chỗ sạch trước và các chỗ bẩn sau.

  • Không sử dụng chung dụng cụ vệ sinh cho những nơi sạch và khu vực bị bám bẩn. 

  • Diện tích làm sạch của thao tác sau luôn chồng lên một phần diện tích của thao tác trước. Làm sạch từ khu vực này đến khu vực khác. Nên làm theo kiểu cuốn chiếu, làm đến đâu sạch đến đó.

Bài viết trên đây đã giúp quý vị tìm hiểu một số thông tin về bệnh tiêu chảy cũng như các nguyên tắc áp dụng khi dọn nhà vệ sinh. Hy vọng các quý vị có thể áp dụng thành công những kiến thức này vào cuộc sống khi cần nhé.