Những biến chứng nguy hiểm của bệnh whitmore

Whitmore còn có tên gọi là “vi khuẩn ăn thịt người”. Đây là một căn bệnh tương đối mới, rất khó phát hiện, thường dễ bị lầm với những căn bệnh khác. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ đem tới những biến chứng khôn lường. Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh, nguy cơ tử vong của người mắc phải cũng rất cao.

Vệ sinh phòng tắm

Bệnh whitmore là gì?

Whitmore hay còn gọi là melioidosis, là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính. Chúng do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (gram âm) gây nên. Tên gọi whitmore được đặt theo tên của vị bác sĩ Afred Whitmore – người đã phát hiện ra chúng. Loại vi khuẩn này thường sống trên bề mặt nước, bùn lầy, những khu vực ẩm thấp… 

Chúng lây từ người sang người thông qua: đường hô hấp, các vết trầy xước, bụi đất… thậm chí là những giọt nước li ti. Vào mùa mưa, bệnh rất dễ tái phát và lây nhiễm hơn. Người nhiễm phải bệnh whitmore nguy cơ tử vong lên đến 40% – 60%. Trong những trường hợp nhiễm khuẩn cấp, người bệnh có thể tử vong chỉ trong 1 tuần.

Vi khuẩn “ăn thịt người” này được hiểu đúng nghĩa là vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Chúng làm hoại tử, chết các mô, giết tế bào… gây ảnh hưởng đến phổi, viêm phổi, nhiễm trùng máu… Điều quan trọng là bệnh rất khó phát hiện, dễ chẩn đoán sai lầm dẫn đến nhiều nguy cơ không lường.


Những biến chứng của bệnh whitmore

Tuy không tạo thành dịch như những vi khuẩn khác nhưng bệnh whitmore gây ra nhiều biến chứng rất nghiêm trọng. Có thể kể đến như: nhiễm trùng đường huyết, tổn thương phổi tương tự như bệnh lao phổi. Trong trường hợp cuối cùng, người bệnh thậm chí phải cắt bỏ các chi để bảo toàn tính mạng. Nặng nhất là tử vong.

Các biến chứng của bệnh whitmore tiến triển cực kỳ nhanh, hủy hoại toàn bộ phần mô và da ở người. Quá trình chẩn đoán bệnh cũng rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Bác sĩ phải dựa vào bệnh sử trước đó, cấy những vi khuẩn từ máu, dịch…. để xác định. Lúc điều trị, bệnh nhân liên tục phải dùng kháng sinh liều cao mới có hy vọng chống chọi được. Nếu may mắn hết bệnh vẫn phải tiếp tục dùng kháng sinh từ 3 – 6 tháng phòng tái phát.

Bệnh whitmore rất dễ phát sinh trên những đối tượng: mạn tính đái tháo đường, thường xuyên dùng bia rượu, bệnh lý về gan – thận, suy giảm miễn dịch…


Làm thế nào để phòng bệnh whitmore?

Vào mùa mưa, trời nồm ẩm, bệnh whitmore càng tiến triển mạnh. Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa loại bệnh này. Cách tốt nhất là quý vị nên trang bị cho mình một số kiến thức phòng tránh hữu hiệu bằng cách:

  • Khi làm việc ở những môi trường ngập nước, ẩm thấp… phải mang giày, ủng, găng tay, đồ bảo hộ để không tiếp xúc trực tiếp với bùn lầy, nước bẩn…

  • Những người mắc sẵn các bệnh: tiểu đường, viêm thận mãn tính… nên tránh để vết thương hở tiếp xúc với nguồn nước, đất, môi trường ô nhiễm.

  • Mùa mưa nên hạn chế ra đường. Khi nước chưa kịp rút, nguồn nước ngập chính là môi trường mà vi khuẩn gây bệnh whitmore rất yêu thích. Chúng có thể sống rất lâu ở đấy và chỉ chờ quý vị sơ hở là sẽ ngay lập tức xâm nhập vào cơ thể. Trong những trường hợp bất đắc dĩ, quý vị nên che chắn, băng bó vết thương cẩn thận trước khi ra ngoài.

  • Nhân viên y tế trong quá trình khám, chữa trị bệnh nhân nên đeo găng tay, khẩu trang cẩn thận.

  • Luôn khử trùng các đồ gia dụng sinh hoạt: thớt, dao, miếng rửa chén… mỗi ngày.

  • Uống nước đun sôi để nguội, nước đóng chai. Tránh uống nguồn nước mưa để lâu.

  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, sắp xếp nhà gọn gàng.

  • Nếu cảm thấy nghi ngờ về tình trạng sức khỏe. Lập tức đến cơ sở y tế gần nhất khám và chữa trị kịp thời.

Trên đây là những kiến thức về bệnh whitmore. Để sức khỏe của chính quý vị và người thân được bảo vệ, đừng quên áp dụng những lưu ý trên vào sinh hoạt hàng ngày quý vị nhé! Chúc quý vị và cả nhà luôn vui khỏe!

Xem thêm: