Những đối tượng nào dễ mắc bệnh Whitmore?

Bệnh melioidosis hay còn gọi là bệnh Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, có khả năng gây tử vong trong thời gian ngắn. Trong thời gian gần đây, nó dần trở thành nỗi sợ hãi của nhiều người. Tuy nhiên, quý vị biết đối tượng nào dễ mắc bệnh và có biện pháp phòng tránh chưa? Hãy cùng khám phá câu trả lời từ Huongluxury trong bài viết dưới đây nhé!

Vệ sinh phòng tắm

Bệnh Whitmore lây qua những con đường nào?

Bệnh Whitmore do vi khuẩn B. pseudomallei có trong bùn, đất, nước gây nên. Cụ thể, nó có thể lây nhiễm bằng những con đường sau:

  • Lây qua hệ tiêu hóa, hô hấp do uống nước hoặc hít phải bụi bẩn tại những nơi nhiễm vi khuẩn.

  • Các vết thương tiếp xúc trực tiếp với đất/nước/bùn/động vật chết nhiễm khuẩn.

  • Người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn cũng có thể truyền sang con qua tuyến sữa.

Bệnh Whitmore có nguy hiểm hay không? Đây là thắc mắc, băn khoăn của rất nhiều người. Huongluxury xin phép được trả lời rằng: Tỉ lệ tử vong của bệnh từ khoảng 40 – 60%. Nhưng đặc biệt, nếu không kịp thời được phát hiện sớm thì thời gian phát bệnh cho đến lúc tử vong là vô cùng nhanh chóng. Không những vậy, các dấu hiệu của bệnh lại rất mơ hồ và không rõ ràng, chính xác, khiến nhiều người nhầm lẫn sang bệnh khác. Hơn nữa, hiện nay bệnh chưa có vacxin phòng và điều trị. Tuy nhiên, mọi người cũng không nên lo sợ quá. Bởi bệnh Whitmore không dễ mắc phải và nếu được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi hoàn toàn.  


Những đối tượng dễ mắc bệnh Whitmore

#1. Người hay phải tiếp xúc, làm việc trong môi trường bùn, đất

Như đã nói ở trên, bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có trong bùn đất gây nên. Chính vì vậy, những người thường xuyên phải làm việc với môi trường bùn đất là đối tượng đầu tiên dễ mắc bệnh. Nó chủ yếu lây nhiễm qua con đường khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương. Vậy nên, các tốt nhất để phòng tránh đó là mọi người nên có đồ bảo hộ như giày, ủng, găng tay khi làm việc. Đặc biệt nếu đang bị thương cần tránh tuyệt đối tiếp xúc với bùn đất. 

#2. Hệ miễn dịch yếu, bị mắc các căn bệnh mạn tính

Đối tượng thứ 2 dễ mắc bệnh Whitmore đó chính là những người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc đang bị mắc các căn bệnh mạn tính. Chắc hẳn quý vị đã biết, bệnh nào cũng rất dễ tấn công con người khi hệ miễn dịch của họ đang suy giảm. Vì thời gian ủ bệnh của Whitmore khá lâu nên nhiều người sẽ lầm tưởng rằng mình chỉ đang bị ốm thông thường. Một số người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, suy thận, suy gan, phổi… cũng cần đặc biệt lưu ý. Các đối tượng này khi bị mắc bệnh sẽ có những diễn biến phức tạp và nặng hơn rất nhiều so với đối tượng khác. Chính vì vậy, nếu thấy có biểu hiện như sốt cao, ho, đau tức ngực, đau cơ, tiêu chảy, suy hô hấp,… quý vị nên đến bệnh viện gần nhất để được thăm khám kịp thời. 

#3. Sống tại nơi đang phát bệnh

Một con đường khá phổ biến dễ gây nhiễm bệnh đó chính là qua đường không khí. Khi quý vị hít phải bụi bẩn có chứa vi khuẩn tại nơi đang phát bệnh, thì rất có thể quý vị sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Biện pháp tốt nhất trong trường hợp này là gì? Hãy luôn sử dụng khẩu trang, che chắn cẩn thận, vệ sinh thân thể và môi trường sạch sẽ… và đặc biệt đừng quên tăng cường sức đề kháng tự nhiên. 

Huongluxury khẳng định rằng bệnh Whitmore khá nguy hiểm. Nhưng chúng không lây lan từ người này sang người khác như các bệnh truyền nhiễm khác. Vì thế, quý vị đừng quá lo lắng. Tốt nhất là hãy quan tâm đến vấn đề vệ sinh và chú trọng tăng cường đề kháng cho mình và cả nhà nhé!