Những món lạ ngày Tết giúp nhà quý vị thay đổi khẩu vị

Bữa cơm tất niên là dịp để gia đình quây quần bên nhau, đón chào và cầu bình an cho năm mới. Để thay đổi khẩu vị mỗi năm, một vài gia đình sẽ thêm vào thực đơn các món lạ ngày Tết. Các món cổ truyền và mới lạ sẽ tạo nên sự giao thoa xưa – nay độc đáo. Cùng Huongluxury khám phá các món mới lạ cho dịp Tết năm nay nhé.

Gia đình

Bánh chưng ngũ sắc – Món lạ ngày Tết nhưng đầy quen thuộc

Bánh chưng là món ăn cổ truyền không thể nào thiếu trên mâm cơm Tết người Việt. Vậy sao quý vị không thử đổi mới trong cách làm bánh chưng? Món ăn vừa lạ vừa quen này sẽ tô điểm cho mâm cơm Tết thêm rực rỡ, bắt mắt. 

Năm màu sắc trên bánh chưng là đại diện của ngũ hành trong âm dương. Ngũ hành ấy là năm hành kim – mộc – thuỷ – hoả – thổ. Ứng với đó là các màu trắng – xanh – tím – đỏ – vàng. Những màu sắc này được làm từ lá nếp, gấc, lá cẩm, nghệ… Nguyên liệu làm bánh chưng cũng dùng thịt mỡ, đậu xanh, gạo nếp… như bình thường. 

Bánh chưng ngũ sắc vẫn giữ nguyên hương vị bánh chưng truyền thống, thêm chút sắc màu cùng hương thơm từ nhiều loại nông sản. Quý vị cần sơ chế nếp với các nguyên liệu như lá nếp, gấc, nghệ… để tạo màu cho bánh. Việc khó khăn nhất khi làm bánh chưng ngũ sắc là đổ nếp. Cần có kỹ năng khéo léo để bánh nếp không bị trộn lẫn các màu với nhau.


Lạ miệng với giò me xứ Nghệ

Giò me xứ Nghệ là một món lạ ngày Tết mà quý vị nên thử để đổi mới khẩu vị. Giò me chế biến từ thịt bê tảng, với các gia vị như tiêu hạt, bột ngọt, trứng cuộn. Dùng thịt bê cuộn các nguyên liệu này rồi bọc lại như cách làm chả phượng; mang đi chưng cách thuỷ để có được món giò me.

Thịt bê được giữ nguyên độ ngọt khi hấp và có hồng ngon mắt ngon miệng. Món này có thể ăn kèm với các món chính. Hương vị ngọt mềm, thơm bùi của thịt bê và trứng là điểm cộng rất lớn cho món này. Khi ăn, quý vị có thể thái lát mỏng để ăn vặt hoặc kẹp bánh mì. Ngoài ra, món giò me còn có thể thái miếng vuông như giò để bày mâm cúng.


Lẩu bông súng cá rô đồng 

Đây là món lạ ngày Tết nhưng lại thường được dùng trong bữa ăn miền Tây Nam Bộ. Món lẩu này có thể làm mới vị giác của quý vị ngày Tết ngập trong các món dầu mỡ và tinh bột. Các nguyên liệu chính của món ăn này còn đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho gia đình quý vị. 

Cách chế biến lẩu bông súng cá rô đồng cũng rất đơn giản, không cầu kỳ. Đầu tiên, quý vị sơ chế cá rô đồng thật sạch các vết nhớt, nhầy và bùn đất. Sau đó thả cá vào nồi nước lẩu cho sôi rồi nhúng rau ăn kèm bún tươi. Nước lẩu cần đảm bảo đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt. Các loại rau nhúng lẩu đặc trưng miền Tây Nam Bộ là bông súng, bắp chuối, cù nèo. Ngoài ra còn có giá, cần ống và đậu bắp…


Giản dị mà đậm đà với cơm thịt bò ống tre

Món ăn vừa có tinh bột vừa có protein có thể đảm bảo đủ năng lượng cho gia đình quý vị. Để tăng thêm sự tinh tế cho món ăn, người ta bày cơm thịt bò với ống tre. Nhờ vậy, cơm thịt bò ống tre trở thành một món lạ ngày Tết đáng để thêm vào thực đơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị là thịt bò, ống tre và các loại rau theo mùa hợp khẩu vị. Gia vị thì có bột ngũ vị hương, dầu hào, xì dầu trắng, bột gà, tiêu, muối…

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, quý vị bắt đầu chế biến món ăn. Thịt bò thái mỏng vừa ăn rồi ướp với muối, tiêu, bột gà, bột ngũ vị hương. Thêm hầu hào và xì dầu trắng cho thịt thêm đậm đà. Ướp khoảng 15 phút cho thịt ngấm gia vị rồi xào chín tới. Rau xào riêng để giữ độ tươi. Cơm nấu sẵn, có thể ép vào ống tre hoặc bày ra đĩa. Thịt bò và rau thì bày trong ống tre rồi đem nướng, ăn kèm với cơm.

Mâm cơm tất niên ngày Tết luôn có những món cổ truyền gắn với truyền thống Việt. Tuy nhiên, cũng cần thêm vào một số món phù hợp để làm phong phú hơn bữa ăn ngày tết. Trên đây là bốn món lạ ngày Tết để quý vị thay đổi khẩu vị cho mâm cơm tất niên. Hãy thử và tạo cho bữa cơm gia đình ngày tết không khí vui vẻ, thân tình trong năm mới.

Xem thêm: