Những nguy cơ cho sức khỏe từ đũa gỗ bị mốc

Theo khoa học, nấm mốc là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm ở con người. Trong gia đình, nấm mốc có thể xuất hiện trên thực phẩm, quần áo và cả những dụng cụ nhà bếp như thớt gỗ, đũa gỗ. Cụ thể thì chúng sẽ gây nên những tác hại nào, nhất là với đũa gỗ bị mốc và chúng ta sử dụng hàng ngày để đưa thức ăn vào cơ thể? Mời quý vị cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Vệ sinh nhà bếp

Vì sao đũa gỗ bị mốc lại gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe? 

Đũa gỗ được làm từ nguyên liệu thiên nhiên như tre, dừa, gỗ mun. Vì vậy, đặc tính nổi bật của vật dụng này là dễ bị ẩm ướt và nếu bảo quản trong môi trường có độ ẩm cao sẽ dễ dàng xuất hiện các loại vi khuẩn như cầu tụ vàng và E.Coli. Vì vậy, nếu đũa gỗ không được vệ sinh và bảo quản tốt, trong thời gian sử dụng sẽ gây biến chất và ngộ độc mãn tính cho người sử dụng bởi trong đũa mốc sẽ tiết ra chất độc gây ung thư – Aflatoxin B1. 

Theo các nghiên cứu khoa học, Aflatoxin B1 được liệt vào nhóm độc chất gây ung thư cho cơ thể con người, đặc biệt là bệnh ung thư gan. Những hội chứng ngộ độc có thể gặp phải khi nhiễm loại chất độc này ở đũa gỗ hay thớt gỗ bị mốc đó là nôn ói, sưng phổi, co giật, hôn mê và thậm chí tử vong do não và tim bị phù…

Bên cạnh đó, các loại đũa gỗ sử dụng hàng ngày có chất lượng kém nếu không được áp dụng cách làm sạch đũa gỗ bị mốc đúng cũng là môi trường thuận lợi cho vi trùng, nấm mốc phát triển. Sự phát triển của những loại vi trùng này sẽ gây ngộ độc nguy hiểm cho đường tiêu hóa với những biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ói mửa thậm chí ngộ độc nặng có thể dẫn tới tử vong ngay sau đó. 


Lưu ý quan trọng khi sử dụng đũa gỗ

Nhận biết đũa gỗ đã hết hạn sử dụng 

Trong quá trình sử dụng đũa gỗ, các quý vị nên quan sát bề mặt đũa có xuất hiện các vết mốc hay dấu hiệu gì khác thường hay không. Nếu trên vật dụng này nổi lên các chấm đen thì chứng tỏ đũa đã bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng và quý vị không nên tiếp tục sử dụng nữa. Vi khuẩn, nấm mốc trên đũa sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chính quý vị cũng như các thành viên trong gia đình, nếu vẫn cố sử dụng hàng ngày. 

Sấy khô đũa gỗ để hạn chế nấm mốc

Sấy khô đũa gỗ là một trong những cách làm sạch đũa gỗ bị mốc an toàn và hiệu quả mà quý vị nên áp dụng. Sau mỗi bữa ăn, quý vị nên rửa sạch số đũa đã sử dụng và đem sấy khô hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để đảm bảo vi khuẩn, nấm mốc không có cơ hội sinh sôi, phát triển. 

Bảo quản đũa gỗ

Để đũa gỗ không bị mốc, sau khi rửa sạch và phơi khô, quý vị nên cất vào ống đựng đũa và đặt ở nơi khô thoáng. Tránh để ở nơi có độ ẩm cao hoặc rửa xong không làm khô đã cất vào hộp. Thường xuyên phơi nắng đũa gỗ và ống chứa đũa để nấm mốc không còn điều kiện phát triển.

Hy vọng qua bài viết này, quý vị đã biết được đũa gỗ bị mốc nguy hại thế nào đến sức khỏe, cũng như cách làm sạch và bảo quản đũa gỗ đúng cách. Huongluxury vẫn còn rất nhiều mẹo hay cho quý vị, đừng quên theo dõi chúng tôi hàng ngày nhé!