Những tố chất cần có của người lãnh đạo giỏi

Mỗi tổ chức muốn đạt được lợi ích cao nhất đều cần một nhà lãnh đạo tài giỏi. Kiến thức uyên thâm, tầm nhìn vượt trội, sự tự tin… đều là những yếu tố quan trọng của một lãnh đạo ưu tú. Tuy nhiên, chìa khóa để đạt được sự hiệu quả nhất ở vị trí lãnh đạo chính là khả năng ứng xử, giao tiếp trong tổ chức. Tại sao nghệ thuật giao tiếp lại quan trọng đến vậy và có cần tham gia các khóa học giao tiếp cho người đi làm? Huongluxury chia sẻ một quý vị một số thông tin như sau

Sự bền vững

1. Giao tiếp bằng lời

Người xưa từng dạy: “Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Thế nhưng, lựa chọn ngôn ngữ cặn kẽ đã đành, lãnh đạo làm sao để vừa giao tiếp thông minh, lại vừa có thể truyền đạt đúng và đủ ý kiến, kế hoạch mình đã đặt ra? Gợi ý đầu tiên đó là khi nói chuyện, hãy chắc chắn rằng người đối diện đang theo dõi cuộc đối thoại. Quý vị cũng nên tạo cơ hội để người đối diện, cụ thể là đồng nghiệp hay cấp dưới, bình luận hoặc đặt câu hỏi để đảm bảo rằng họ hiểu rõ quan điểm của quý vị.

Ngoài ra, giọng điệu và tốc độ nói của bản thân cũng đóng vai trò không nhỏ trong một cuộc giao tiếp hiệu quả. Hãy thử hình dung nhà lãnh đạo có giọng điệu không dứt khoát, không biết cách nhấn mạnh những trọng tâm trong một ý kiến. Điều này sẽ khiến đồng nghiệp đặt rất nhiều nghi vấn về độ tin cậy của người lãnh đạo. Khóa học kỹ năng giao tiếp cho người đi làm sẽ là liều thuốc cho những lãnh đạo tương lai đang phạm lỗi này đấy!


2. Giao tiếp bằng mắt

Người ta vẫn thường ví von giao tiếp cũng là một loại nghệ thuật. Điều này hoàn toàn chính xác. Bởi khi giao tiếp, con người phải vận dụng tối đa các giác quan mà trong đó, thị giác là yếu tố hết sức cần thiết. Mắt giúp ta quan sát người đối thoại, môi trường giao tiếp, thái độ cử chỉ của người nghe. Nhưng quan trọng hơn, bản thân quý vị cũng cần đôi mắt đúng với nghĩa “cửa sổ tâm hồn”. Để làm gì ư? Đó chính là cách hiệu quả nhất để thay lời truyền đạt tới thính giả. Bằng cách này, người nghe sẽ cảm thấy thông tin của quý vị thực sự chân thật, đáng tin cậy. Hơn nữa, họ sẽ phần nào thích thú với đoạn hội thoại của quý vị. Sở hữu một đôi mắt biết nói, bất kì nhà lãnh đạo nào cũng có thể thuyết phục được đồng nghiệp cống hiến hết mình cho tổ chức. 


3. Ngôn ngữ hình thể  

Điều này bao hàm cả về nét mặt, cử chỉ điệu bộ, quần áo, sự vận động hay thậm chí là dáng ngồi của cơ thể. Con người là một tạo vật tuyệt vời. Bởi bất cứ hành động, cử chỉ dù có chủ đích hay chỉ vô tình cũng đều mang một ý nghĩa nhất định. Ví dụ, một người đứng khoanh tay trước ngực khi đang trò chuyện thì chắc hẳn anh ta hoặc cô ấy đang có một vấn đề, một khúc mắc nào đó trong cuộc sống nhưng chưa tìm được lời giải đáp. Vì vậy, việc kiểm soát mọi hành động, dù là nhỏ, trong khi giao tiếp là một điều thực sự đáng lưu ý. Một người lãnh đạo cần biết cách tỏ ra như thế nào để trở nên đáng tin cậy và hạn chế những điệu bộ nào để người nghe, người nhìn có thiện cảm.


4. Nghệ thuật lắng nghe  

Nghe là một bản năng, nhưng lắng nghe là một sự tiếp thu thông tin có chọn lọc, có suy nghĩ. Việc một lãnh đạo học được cách lắng nghe toàn thể nhân viên thực sự không phải là điều dễ dàng. Nhưng nếu đạt được điều đó, lãnh đạo ấy hoàn toàn đủ nền tảng để tự tin đưa tổ chức đạt được những mục tiêu lý tưởng. Lắng nghe nhân viên là cách để lãnh đạo đón nhận tâm tư, chia sẻ, nỗi niềm từ những vị trí mà lãnh đạo đó chưa bao giờ trải qua. Lắng nghe còn là cách để ta thu thập những thiếu sót, bất cập nảy sinh trong tình huống thường nhật. Những điều mà không hề có trên sách vở. Từ đó, nhà lãnh đạo tiếp thu được vấn đề từ nhiều khía cạnh, nhân viên được giãi bày tâm tư, tổ chức ngày một vững mạnh.

Trên đây là một vài kỹ năng giao tiếp cho một lãnh đạo mà Huongluxury muốn chia sẻ cùng quý vị. Để hoàn thiện hơn nữa khả năng giao tiếp, các khóa học kỹ năng giao tiếp cho người đi làm hỗ trợ tốt hơn cho quý vị. 

Xem thêm: vệ sinh bếp hồng ngoại, cách xử lý khi tắc bồn cầu, cách phòng chống kiến ba khoang, cách giặt áo da, cách trị hăm cho trẻ sơ sinh,…