Phải làm gì khi trẻ bị dị ứng thời tiết?

Với sức đề kháng còn yếu, trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng khi thời tiết chuyển mùa. Bên cạnh đó, làn da của trẻ cũng hết sức nhạy cảm, mỗi khi dị ứng thời tiết có thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ, gây ngứa ngáy và ảnh hưởng đến sinh hoạt của con. Đồng cảm với những nỗi lo của các mẹ có con bị dị ứng thời tiết, Huongluxury sẽ chia sẻ một vài cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thời tiết.

Bảo quản quần áo

Các biểu hiện dị ứng thời tiết ở trẻ

Dị ứng thời tiết là sự chống trả của cơ thể trước các tác nhân bên ngoài. Các biểu hiện thường gặp khi trẻ bị dị ứng là mẩn đỏ, nổi ban ngứa ngáy ở da. Một số trường hợp nặng hơn sẽ có biểu hiện khó thở kèm quấy khóc nhiều. Vì vậy, cha mẹ cần có kiến thức để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng hơn.


6 Lưu ý giúp trẻ hạn chế dị ứng thời tiết

Các trường hợp dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ thường bắt nguồn từ những nguyên nhân khác nhau như môi trường, khí hậu, thực phẩm hàng ngày. Khi quý vị hạn chế được những yếu tố này, trẻ sẽ không còn nguy cơ bị dị ứng thời tiết nữa.

1. Vệ sinh môi trường xung quanh trẻ

Dọn dẹp nhà cửa, môi trường xung quanh trẻ thường xuyên giúp trẻ hạn chế tối đa với vi khuẩn, virus gây bệnh. Cụ thể hơn, quý vị hãy:

  • Vệ sinh nhà cửa, làm sạch tường nhà bị nấm mốc (nếu có) trong gia đình. 
  • Giặt rèm thường xuyên. Đồng thời phơi rèm cửa ở nơi thông thoáng, có ánh sáng mặt trời.
  • Thay và giặt chăn ga thường xuyên.
  • Đồ chơi của trẻ cũng cần lưu ý vệ sinh, tiệt trùng liên tục. Tránh cho bé chơi với thú nhồi bông vì đây là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, có thể làm cho tình trạng ngứa ngáy, dị ứng của bé càng nặng hơn.
  • Ngoài ra, mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những nơi nhiều bụi bặm như nhà kho, tủ chứa đồ.

2. Tăng cường sức đề kháng

Dị ứng thời tiết thường xảy ra ở trẻ nhỏ do sức đề kháng của bé còn kém. Vì vậy, để tăng cường hệ miễn dịch, mẹ nên chú ý bổ sung các vitamin cần thiết cho trẻ, cho con uống thêm nước, cam, nước dừa, bưởi, dưa hấu.

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý lịch tiêm ngừa cho bé và đưa con đi tiêm  đúng lịch để đảm bảo trẻ được tăng cường kháng thể trong người.

3. Chọn và chăm sóc quần áo cho trẻ thông thoáng, sạch khuẩn

Khi trẻ bị dị ứng thời tiết, mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Đồng thời giặt giũ và bảo quản quần áo của trẻ luôn thông thoáng, sạch khuẩn.

Để làm được điều này, Huongluxury khuyên quý vị sử dụng nước xả vải Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ trong quá trình giặt. Với công thức riêng biệt, cùng tinh chất Tràm trà & Vỏ cam, Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ sẽ chăm sóc quần áo của con thông thoáng hơn, từ đó giảm hẳn tình trạng hầm bí và ngứa ngáy ở trẻ. Ngoài ra, chiết xuất tràm trà và vỏ cam còn được biết đến với khả năng kháng khuẩn dịu nhẹ và an toàn mà mẹ Việt hay sử dụng cho con mình. Từ đó, áo quần của con sẽ luôn được sạch khuẩn, thông thoáng, cho trẻ dễ thoát mồ hôi và không bị ngứa ngáy. Quý vị có thể mua nước xả vải Comfort Kháng Khuẩn Dịu nhẹ tại ĐÂY.


4. Lựa chọn thực phẩm

Mẹ nên xây dựng thực đơn cho bé với đầy đủ dinh dưỡng cân bằng các nhóm chất như đạm, tinh bột, chất xơ và các khoáng chất. Đặc biệt, nên cho trẻ ăn những món có tính mát như cá, rau xanh, hoa quả…và hạn chế ăn những món có thể gây dị ứng như: hải sản, cua, tôm, ghẹ.

5. Lưu ý khi trong nhà có thú nuôi

Với những gia đình có nuôi động vật như chó, mèo, thỏ…hãy lưu ý cho trẻ hạn chế tiếp xúc với động vật khi bé còn quá nhỏ. Thay vào đó, có thể tăng tần suất tiếp xúc dần dần để tạo sự thích nghi cho trẻ. Đồng thời quý vị hãy vệ sinh, tắm rửa khử mùi hôi chó mèo và dọn dẹp nhà cửa thường xuyên. Bởi lẽ một số em bé có làn da nhạy cảm rất dễ dị ứng với các tác nhân có nguồn gốc động vật.


6. Luôn quan sát trẻ:

Cha mẹ hãy theo dõi trẻ thường xuyên khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân mới.

  • Thực phẩm: Ngay từ khi cho bé ăn dặm lần đầu, cha mẹ cần lưu ý các biểu hiện của trẻ với mỗi món ăn khác nhau. Nếu trẻ có phản ứng với thực phẩm đặc biệt nào, cần lưu ý để có biện pháp hạn chế phù hợp.
  • Môi trường: Một số trẻ nhỏ có thể dị ứng do gió, nhiệt độ thay đổi đột ngột. Đôi khi các biểu hiện dị ứng bởi những nguyên nhân này có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh có triệu chứng tương tự. 
  • Vật dụng cá nhân: Một nguyên nhân không ngờ tới là đôi khi, trẻ biểu hiện dị ứng với quần áo, đồ chơi, các vật dụng sinh hoạt. Vì thế, mẹ hãy theo dõi kỹ những tác nhân tiếp xúc với bé hàng ngày.

Mong rằng, những chia sẻ của Huongluxury trên đây sẽ hữu ích với các bậc cha mẹ nuôi con nhỏ. Đừng quên ghé thăm Huongluxury thường xuyên để tham khảo thêm các mẹo chăm sóc gia đình nhé.

>>> Xem thêm: