Phải làm thế nào khi trẻ bị nổi mẩn ngứa khắp người?

Bé của quý vị bỗng dưng bị nổi mẩn ngứa khắp người, phải làm thế nào để bé cảm thấy dễ chịu hơn? Đây có thể là một trong những biểu hiện dị ứng ở trẻ. Tình trạng này không phải là quá hiếm gặp nên quý vị đừng lo lắng. Trước tiên, hãy xử lý bằng những phương pháp dưới đây để tình trạng ngứa ngáy được can thiệp kịp thời.

Bảo quản quần áo

Tắm cho bé bằng các loại thảo dược tự nhiên

Khi thấy bé có dấu hiệu nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy trên da, quý vị hãy tắm cho bé ngay lập tức. Việc vệ sinh cơ thể sẽ giúp giảm các vi khuẩn, bụi bẩn trên da trẻ. Bên cạnh đó, việc làm như vậy sẽ giảm phần nào cơn ngứa trên da khi bị dị ứng ở trẻ. Vậy tắm như thế nào là hợp lý khi bé bị nổi mẩn đỏ trên người?

Các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh có hiệu quả tốt như: lá kinh giới, gừng, lá dâu tằm, diếp cá.. sẽ giúp làm dịu cơn ngứa và đẩy lùi tình trạng bị mẩn đỏ trên da bé. Đầu tiên, quý vị đun sôi 1 trong những thảo dược trên. Sau đó chắt lấy nước, để nguội khoảng 30-40 độ C. Sau đó hòa với một ít nước ấm và tắm cho bé. Quý vị sẽ thấy ngay được hiệu quả mà liệu pháp này mang lại. Vết mẩn ngứa trên người sẽ thuyên giảm hẳn, mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái cho da bé. 


Sử dụng dầu dừa

Có thể quý vị chưa biết, dầu dừa là một trong những nguyên liệu giúp giảm mẩn đỏ, giảm sưng, giảm ngứa trên da khi bị kích ứng vô cùng hữu hiệu. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, quý vị hãy bôi một lớp mỏng dầu dừa lên vùng da bị kích ứng ở trẻ. Để trong vòng 20-30 phút sau đó dùng khăn ấm lau sạch lại. Những vết mẩn đỏ sẽ thuyên giảm đáng kể. Ngoài ra, sử dụng dầu dừa rất tốt khi da bé bị khô, đặc biệt là vào những ngày mùa đông giá rét. 


Sử dụng chanh

Với nguồn vitamin C dồi dào, chanh là một loại trái cây có tính chống viêm cực mạnh. Nguyên liệu này sẽ được áp dụng khi nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ xuất phát từ bên trong, tức là không có vết thương hở. Vì nếu có vết mẩn ngứa hở, axit trong chanh sẽ làm rát da bé.

Quý vị hãy cắt đôi quả chanh và vắt lấy nước. Sau đó dùng bông gòn hoặc khăn sạch thấm nhẹ lên vùng dị bị kích ứng của bé. Lưu ý không nên chà xát quá mạnh sẽ làm da trẻ bị tổn thương. Sau đó để chanh khô và bé sẽ không cảm thấy ngứa rát, tình trạng sưng tấy sẽ thuyên giảm rõ rệt. 


Những điều cần lưu ý khi trẻ bị mẩn ngứa

Dị ứng ở trẻ tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc, chữa trị kịp thời sẽ làm da bé trở nên trầm trọng. Dưới đây là một số lưu ý chăm sóc da cho trẻ khi bị nổi mẩn:

  • Không để bé tiếp xúc với nắng, gió quá lâu

  • Không để bé gãi trên vùng da bị tổn thương

  • Hạn chế các loại hải sản như: ghẹ, tôm, sò, cua…

  • Tăng cường bổ sung vitamin trong rau củ để tăng sức đề kháng

  • Dùng dầu thực vật sẽ làm giảm bớt phát sinh gây mẩn ngứa

  • Tắm cho trẻ thường xuyên, đều đặn mỗi ngày. Mùa hè có thể tắm 2 lần/ ngày 

  • Luôn tắm bằng nước ấm cho trẻ

  • Lau nhà, khu vực nơi con chơi đùa, ngủ nghỉ thường xuyên

  • Sát trùng các loại đồ chơi để tránh vi khuẩn có cơ hội phát sinh

Nổi mẩn ngứa là một trong những biểu hiện dị ứng ở trẻ. Cha mẹ cần chú ý theo dõi để phát hiện tình trạng bệnh sớm nhất và có biện pháp xử lý kịp thời. Tốt nhất là không nên bôi bất kỳ loại thuốc nào cho bé khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ nhé!