Cách làm bể lọc nước bằng than hoạt tính hiệu quả

Hiện nay, tình trạng thiếu nước sạch dùng trong sinh hoạt đã trở thành vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Tuy nhiên, vì chi phí lắp đặt cao khiến nhiều hộ gia đình sử dụng máy lọc thủ công than hoạt tính thay vì hệ thống máy lọc tự động. Hãy cùng Huongluxury tìm hiểu về cách làm bể lọc nước bằng than hoạt tính thủ công qua bài viết sau như thế nào nhé!

Sự bền vững

1. Than hoạt tính là gì?

Than hoạt tính là một dạng cacbon và được tạo ra bằng cách xử lý hoạt hóa dưới nhiệt độ rất cao trong điều kiện yếm khí để tạo cấu trúc lỗ xốp và rỗng. Bởi vì, trên bề mặt than hoạt tính có rất nhiều lỗ xốp và rỗng nên diện tích bề mặt cực lớn dẫn đến khả năng hấp thu rất tốt.

Khả năng lọc và khử độc cao và ít tác dụng phụ khiến than hoạt tính được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực trong đời sống. Cụ thể như:

Than hoạt tính dùng trong lĩnh vực y tế

Than hoạt tính sẽ kết hợp với các chất có hại cho cơ thể và thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Vì vậy được sử dụng trong y tế dùng làm thuốc điều trị các chứng như đầy hơi, tiêu chảy, đau dạ dày, đường ruột, thải độc…

Than hoạt tính dùng trong công nghiệp

Trong công nghiệp than hoạt tính được dùng để xử lý kim loại, điển hình là dùng trong tinh chế dung dịch mạ điện.

Than hoạt tính dùng trong lĩnh vực làm đẹp và sức khỏe

Là thành phần của sữa rửa mặt, kem đánh răng và khẩu trang y tế vì có khả năng khử trùng, hút chì và bụi bẩn và thải độc cho da.

Xử lý khí thải, diệt khuẩn và lọc nước hiệu quả.

2. Tại sao nên lọc nước bằng than hoạt tính?

Việc sử dụng than hoạt tính để lọc nước mang lại những lợi ích đáng kể như

  • Giúp hấp thụ các chất hữu cơ, ion kim loại nặng không tốt cho sức khỏe, mà vẫn giữ nguyên các khoáng chất có lợi.

  • Loại bỏ các loại hóa chất dư thừa và các ion kim loại nặng như Fe(+) và Mn(+) giúp cải thiện hương vị nước, uống thanh mát và sảng khoái hơn.

  • Tiết kiệm chi phí vì than hoạt tính tương đối rẻ, phổ biến và dễ tìm, đồng thời áp dụng được cho nhiều nguồn nước khác nhau.

  • Dễ thay thế bảo trì với thời gian sử dụng tối đa là 12 tháng.

3. Hướng dẫn cách làm bể lọc nước bằng than hoạt tính

Chuẩn bị nguyên liệu làm bể lọc nước bằng than hoạt tính

  • Cát vàng hoặc cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc (120kg, 3 bao x 40kg/bao).

  • Cát đen đã đãi sạch.

  • Sỏi lớn (132kg, 3 bao x 40kg/bao) và sỏi nhỏ.

  • Hạt Filox: là vật liệu chuyên dùng để khử Sắt, Mangan và khí Hydrogen Sulfide có trong nước.

  • 50 kg than hoạt tính (2 bao x 25kg/bao), nên sử dụng loại than hoạt tính gáo dừa hạt nhỏ.

  • Ống lọc nhựa PVC có khoan những lỗ nhỏ đường kính khoảng 0,5cm, khoan dọc theo thân ống.

Cách thực hiện

Chúng ta sẽ lắp đặt bể từ dưới lên trên theo cách sắp xếp sau đây:

  • Lớp thứ 1: Dùng sỏi có kích thước lớn để tạo ra lỗ hổng đặt ống lọc nhựa PVC, nên đổ 1 lớp sỏi khoảng 10cm.

  • Lớp thứ 2: Là 1 lớp sỏi có kích thước nhỏ hơn khoảng 5 –  7cm.

  • Lớp thứ 3: Dùng cát vàng đã được đãi sạch hoặc thạch anh chuyên dùng cho bể lọc, lớp này nên có độ dày từ 5 – 10cm.

  • Lớp thứ 4: Lớp than hoạt tính, nên dùng loại có hình dạng phân chuột để khử màu, mùi và các tạp chất hữu cơ. Lớp than hoạt tính nên có độ dày từ 10 – 15cm tùy theo nguồn nước và điều kiện của gia đình.

  • Lớp thứ 5: Là lớp cát đen đã được đãi sạch, thông thường lớp cát này có độ dày từ 20 – 30 cm.

  • Trên cùng của bể lọc nước là vòi phun nước. Nên sử dụng vòi sen phun nước để dòng nước phun đều lên bể. Tránh tình trạng nước chảy quá mạnh và chỉ tập trung vào một chỗ. Điều này sẽ khiến hiệu quả lọc nước của bể lọc không được cao.

Tùy vào điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng ở mỗi gia đình khác nhau nên thể tích của bể lọc cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, chiều cao tối thiểu được khuyến cáo của bể lọc là 1m trở lên để đạt hiệu quả cao nhất nhé. 

4. Cơ chế hoạt động của bể lọc than hoạt tính và các lưu ý

Cơ chế lọc nước của bể lọc than hoạt tính nhìn chung cũng khá đơn giản. Từ nguồn nước cần được lọc, quý vị cho nước đi qua vòi sen để cấp nước cho bể lọc. Sau khi nước vào bể và thấm qua lớp cát trên cùng thì các loại bụi bẩn, sinh vật, phèn,.. sẽ được lọc sơ qua ở lớp cát này.

Khi nước thấm đến lớp than hoạt tính, các chất độc hại và các chất hữu cơ hòa tan trong nước được than hấp phụ hết. Nước tiếp tục thấm qua lớp cát vàng, thạch anh, lớp sỏi nhỏ, sỏi lớn để khử sạch hoàn toàn vi khuẩn, bụi bẩn và tạo độ trong cho nước trước khi chảy xuống bể chứa nước sạch.

Tùy theo mức độ ô nhiễm của nguồn nước mà từ 3 – 6 tháng chúng ta nên lọc bỏ lớp cặn bẩn đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần để lớp nước cách bề mặt khoảng 2 – 3 cm, sau đó khuấy đều rồi mở van xả phèn là xong. Thực hiện 2 – 3 lần để loại bỏ hoàn toàn lớp váng bẩn trên cát. Và khoảng 9 – 12 tháng một lần, tùy thuộc vào mức độ nhiễm phèn của nước, quý vị nên thay toàn bộ lượng cát và than hoạt tính để đảm bảo hiệu quả lọc cao hơn.

Trên đây là những thông tin bổ ích về than hoạt tính và cách làm bể lọc nước bằng than hoạt tính mà quý vị có thể tham khảo. Áp dụng ngay nếu như nhà quý vị chưa có hệ thống lọc nước để có nguồn nước sạch dùng cho sinh hoạt và bảo vệ sức khỏe cho gia đình nhé.

>>> Xem thêm:

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Unilever Vietnam. .