Tái chế là gì? Lợi ích khi mẹ dạy trẻ về tái chế tại nhà

Môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm vì lượng rác thải không ngừng tăng. Vì vậy, việc tái chế rác thải đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi và làm giảm bớt những ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống.

Sự bền vững

Tái chế là gì?

Tái chế chính là quá trình làm những vật liệu đã qua sử dụng (rác thải, phế liệu) thành những sản phẩm mới có thể đem lại lợi ích cho con người. Đây là cách để hạn chế rác thải, thay vì phải sản xuất mới chúng ta sẽ tái sử dụng sản phẩm. Việc làm này giúp tiết kiệm đáng kể một lượng vật liệu và giảm thải lượng khí nhà kính thải ra môi trường.

Đối với những loại rác thải khác như hữu cơ, xác động thực vật, thực phẩm… sẽ được tái chế để sử dụng làm phân bón trong nuôi trồng cây. Đây cũng được xem là một quá trình tái chế chất thải.

Những vật liệu có thể tái chế được?

Thiết bị điện tử

Có rất nhiều những thiết bị điện tử có khả năng tái sử dụng lại như điều hòa, tủ lạnh, tivi, máy giặt… Đây là những thiết bị phổ biến nhất, quý vị có thể kiểm tra lại với nhà sản xuất, sản phẩm của mình có tái chế được hay không. 

Quần áo, trang phục tái chế

Quần áo cũ của quý vị sẽ trở nên mới mẻ hơn nếu quý vị biết cách biến tấu và thay đổi một vài chi tiết. Quý vị sẽ không còn phải lo về việc theo thời gian quần áo sẽ trở nên cũ kỹ nữa. Hoặc nếu trong trường hợp không muốn sử dụng, quý vị cũng có thể trao tặng cho người quý vị khác hay quyên góp, hỗ trợ.  

Giấy báo

Quý vị có thể thực hiện việc tái chế rác thải ngay trong căn nhà của mình, từ giấy báo cũ được bỏ trong thùng rác tái chế. Bằng những ý tưởng đột phá, quý vị có thể tạo nên những sản phẩm đẹp mắt và có ích cho gia đình quý vị.

Bìa carton 

Bìa carton là một trong những sản phẩm chiếm nhiều diện tích nhất. Vì vậy, trước khi thu gom phế liệu, quý vị nên ép phẳng chúng lại để dễ dàng trong quá trình vận chuyển tái chế.

Bao bì thực phẩm

Các loại vỏ hộp sữa bằng carton, hộp nước ép hoa quả và hộp đựng pizza đều có thể được bỏ vào thùng rác tái chế. Chúng ta cũng có thể dùng các vật liệu tái chế này để đựng thực phẩm và đồ uống đóng gói bằng vật liệu. Hãy nhớ tìm biểu tượng tái chế toàn cầu theo đúng quy định trên bao bì vì việc này sẽ giúp quý vị nhận diện được những vật liệu nào có thể tái chế được và không gây hại đến sức khỏe.

Lợi ích khi mẹ dạy trẻ về tái chế tại nhà

1. Tăng khả năng nhận thức

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường ngay từ khi còn nhỏ đối với trẻ em là rất quan trọng.Trẻ được giáo dục càng sớm càng có ý thức tốt trong việc giữ gìn môi trường sống. Tuy nhiên, khi giáo dục trẻ bằng “miệng” thì khái niệm tái chế rác thải ở trẻ em chỉ dừng lại ở “biết”.

Bằng những vật dụng, sản phẩm có sẵn trong nhà thông qua sự hướng dẫn của mẹ, con trẻ sẽ chuyển từ “biết” thành “hiểu” và mong muốn thực hiện “hành động” để bảo vệ môi trường. Thông qua hoạt động tái chế rác thải tại nhà, con trẻ vừa giúp hạn chế được lượng rác thải ra môi trường mà còn kích thích sự sáng tạo của con ý thức vệ việc bảo vệ môi trường được nâng cao hơn

2. Học tập được thêm kỹ năng và sự khéo léo

Khi tự thực hiện tái chế chai nhựa thành đồ chơi trẻ sẽ học được thêm nhiều kỹ năng và khả năng xử lý tình huống. Chẳng hạn, cắt cái này như thế nào để không bị lẹm? Hoặc tô màu như thế nào là đều và không bị lem.

Từng kỹ năng cắt – dán – phối màu sẽ giúp trẻ tăng khả năng nhận thức cũng như điều khiển đôi tay trở nên khéo léo và linh hoạt hơn.

3. Dạy cho trẻ sự nhân ái và lòng bao dung

Từ những hoạt động tái chế rác thải, các bậc cha mẹ có thể lồng ghép những câu chuyện về rác thải cũng như tác hại mà rác gây ra với môi trường sống và sinh vật trên trái đất. Qua đó, trẻ sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc tái chế, giữ gìn vệ sinh và hình thành nên các đức tính tốt về lòng nhân ái, bao dung và nhiều chuẩn mực về đạo đức khác. 

Tái chế các sản phẩm cũ từ phế liệu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện môi trường sống và trái đất thân yêu. Do đó, tất cả cá nhân và tổ chức đều cần nâng cao ý thức và hành động để việc bảo vệ môi trường được lan tỏa mạnh mẽ hơn trong cộng đồng. 

>>> Xem thêm: