Tết trung thu ở các nước châu Á diễn ra như thế nào?

Trung thu là lễ hội đặc biệt ở các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình cùng sum họp, quây quần bên nhau sau những ngày xa cách. Do đó, người phương Đông cho rằng trung thu là tết đoàn viên. Nhân mùa trung thu này, Huongluxury mời quý vị dạo một vòng quanh các nước châu Á để xem lễ hội này diễn ra như thế nào nhé!

Gia đình

Tết trung thu tổ chức vào ngày nào trong năm?

Tết trung thu được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch, cũng chính là ngày trăng tròn nhất trong năm. Tên gọi của Tết trung thu ở mỗi nước có khác nhau đôi chút như là:  Tết trông trăng, Tết hoa đăng, Tết đoàn viên hay cũng có thể được gọi là Tết thiếu nhi. Bởi cứ đến ngày này là trẻ em sẽ được phá cỗ linh đình, háo hức rước đèn đi chơi cùng quý vị bè. 

Giờ đây, ngày này đã trở thành một dịp quan trọng, được mọi gia đình ở các nước Châu Á đón chờ bởi ý nghĩa ấm áp của nó: trung thu là tết đoàn viên.


Điểm khác  nhau của Tết trung thu ở các nước Châu Á

Ở Việt Nam

Cứ đến ngày rằm tháng Tám (âm lịch) hàng năm, trẻ em Việt Nam lại háo hức được đón tết trung thu. Người ta sẽ chuẩn bị những mâm cỗ hoa quả đầy ắp, bánh nướng, bánh dẻo thơm ngây ngất, những chiếc đèn ông sao lấp lánh đủ màu… Người lớn sẽ quây quần bên nhau bên ấm trà nóng, thưởng thức bánh trung thu và nhìn lũ trẻ chơi đùa. Những điều bình dị, gần gũi ấy nuôi lớn tâm hồn của bao thế hệ người Việt Nam. 

Ở Hàn Quốc

Tết trung thu ở Hàn Quốc được gọi cái tên rất thân thương Hangawi, với ý nghĩa là Lễ tạ ơn. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của xứ sở Kim Chi, kéo dài trong 3 ngày từ 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Người Hàn Quốc rất coi trọng ngày lễ này bởi đây là ngày mà họ tưởng nhớ đến tổ tiên, những người đã khuất để tỏ lòng biết ơn thành kính. Dịp này, họ sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đầy đủ và đi tảo mộ. 

Ở Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước có truyền thống dân tộc rất cao. Cứ đến ngày Tết trung thu  trẻ em ở nước này sẽ được bố mẹ mua cho những chiếc đèn lồng cá chép để đi rước đèn. Ở xứ sở mặt trời mọc, vào dịp trung thu họ sẽ tự tay làm những chiếc bánh Tsukimi dango có nghĩa là bánh nếp nhỏ, có hình dạng tròn trịa tượng trưng cho mặt trăng, cho sự sum vầy của gia đình. Do đó, ý nghĩa Trung thu là Tết đoàn viên lan tỏa khắp mọi nhà.

Ở Singapore

Đất nước Singapore đón trung thu với vô số những đèn lồng lớn nhỏ, rực rỡ sắc màu. Vào dịp này, các gia đình ở Singapore sẽ quây quần bên nhau chia sẻ niềm vui và sự ấm cúng. Đây là thời điểm lý tưởng để người Singapore gửi những lời chúc, món quà  ý nghĩa cho người thân, quý vị bè hay với khách hàng, đối tác. Và món quà không thể thiếu chính là những chiếc bánh trung thu hấp dẫn. Tết trung thu ở đây thường được tổ chức trước gần một tháng. 

Ở Trung Quốc 

Trung Quốc được xem là cái nôi của Tết Trung thu với nhiều câu chuyện ly kỳ về chị Hằng, thỏ ngọc, cung trăng… Tương tự như ở Việt Nam, người Trung Quốc cũng đón Tết trung thu với bánh nướng, bánh dẻo hay bánh trôi nước. Những loại bánh này tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn tụ. Ở Trung Quốc, người ta cũng đón Trung thu với những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ. Bởi vậy, họ cũng có chung quan niệm rằng trung thu là tết đoàn viên.

Trên đây, là những chia sẻ về tết trung thu ở các nước châu Á, nơi thấm nhuần truyền thống trung thu là tết đoàn viên. Chúc quý vị và gia đình cũng có một mùa trung thu đầm ấm, viên mãn.