Tháp dinh dưỡng là gì? Làm sao để cân bằng chế độ dinh dưỡng?

Xây dựng một chế độ ăn cân bằng với tháp dinh dưỡng là điều cần thiết để bảo vệ sức khoẻ của quý vị và cả gia đình. Huongluxury sẽ giới thiệu đến quý vị những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, cũng như cách cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất.

Gia đình

Tháp dinh dưỡng là gì?

Tháp dinh dưỡng hiểu một cách đơn giản chính là tháp mô hình cân đối các chất dinh dưỡng theo nhóm thực phẩm và có hình dạng như kim tự tháp. Tháp dinh dưỡng này chủ yếu cung cấp các thông tin về loại thức ăn cùng với số lượng thực phẩm được tiêu thụ trung bình trong 1 tháng mà quý vị nên thực hiện. 

Mức tiêu thụ dinh dưỡng này sẽ là tiêu chuẩn phân theo các nhóm thực phẩm khác nhau để giúp quý vị có thể cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tháp dinh dưỡng được thiết kế để giúp mọi người lên kế hoạch thực đơn dinh dưỡng cũng như xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý nhất, bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật cho chính mình.

Vai trò của chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Dinh dưỡng là những hợp chất hóa học góp phần vào duy trì, phát triển cơ thể, sự sống. Dinh dưỡng được cung cấp thông qua con đường ăn uống, dựa trên quá trình trao đổi chất của cơ thể. 

Dinh dưỡng được chia thành 2 nhóm: nhóm sinh ra năng lượng và nhóm không sinh ra năng lượng. Các nhóm sinh năng lượng bao gồm chất đạm, chất béo, các chất đường bột. Các loại vitamin, khoáng và nước thuộc nhóm dinh dưỡng không sinh năng lượng.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tạo điều kiện tốt để cơ thể khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa một số bệnh. Nhờ có dinh dưỡng mà cơ thể cũng được phục hồi sau khi thương tật, bệnh tật. Mỗi chất dinh dưỡng sẽ có những vai trò cụ thể khác nhau. 

– Protein hay chất đạm giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, vận chuyển oxy cho cơ thể, có ảnh hưởng tới hoạt động của não, đóng vai trò là thành phần của men, nội tiết trong cơ thể, hỗ trợ chuyển hóa.

– Glucid hay chất bột chính là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, để đảm bảo hoạt động của cơ thể mỗi ngày.

– Lipid hay chất béo giúp cho cơ thể hấp thụ các loại vitamin, có vai trò quan trọng đối với quá trình làm đông máu tự nhiên. Lipid cung cấp lượng lớn năng lượng cho cơ thể.

– Cellulose hay chất xơ ngăn tình trạng béo phì, bệnh liên quan tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, tham gia trao đổi chất. 

– Các loại vitamin: có nhiều loại vitamin cần cho cơ thể như vitamin A, nhóm B, nhóm D, nhóm C…

+) Vitamin A bảo vệ mắt, có vai trò đối với miễn dịch tế bào cũng như miễn dịch thể.

+) Vitamin nhóm B tăng cường hoạt  động tổng hợp của các tế bào trong cơ chế miễn dịch của cơ thể. 

+) Vitamin nhóm C tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, phản ứng oxi hóa khử.

+) Vitamin nhóm D giúp cơ thể chuyển hóa glucid thành năng lượng, cải thiện xương, khớp.

+) Vitamin nhóm E hỗ trợ cơ thể chống lại các dấu hiệu oxy hóa, tác động của gốc tự do.

+) Khoáng chất và vi khoáng giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh như  bướu cổ, thiếu máu, còi xương..

Tháp dinh dưỡng cho trẻ mầm non gồm có những thành phần nào?

Tháp dinh dưỡng dành cho trẻ mầm non được nhiều chuyên gia khuyến khích đó chính là gồm các thành phần theo thứ tự giảm dần sau:

  • Chất lỏng: Cho bé dùng ít nhất 1.5 lít mỗi ngày, đặc biệt là nước lọc

  • Trái cây và rau củ: Nên cho bé ăn từ 2- 3 lần một ngày

  • Ngũ cốc: Vài lần trong ngày tuy nhiên không được thay thế các thực phẩm của bữa ăn chính.

  • Trứng: Chỉ nên cho bé ăn 2 lần/tuần

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Cho bé dùng từ 2- 3 lần/ngày. Đặc biệt với trẻ mầm non thì nên bé dùng loại sữa hớt váng, ít béo thay cho những loại sữa nguyên kem sẽ tốt hơn. Mẹ nên cho bé dùng khoảng 450 – 700ml sữa cộng thêm khoảng 100 -150ml nước hoa quả kèm theo. 

  • Cá, thịt: Nên cho bé ăn cá từ 1-2 lần./tuần còn thịt thì từ 2-3 lần/tuần

  • Dầu thực vật

  • Mỡ động vật 

  • Kẹo

Nhìn vào tháp dinh dưỡng này quý vị có thể thực hiện theo để giúp con khỏe mạnh, tránh còi xương cũng như hạn chế các bệnh béo phì.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng dinh dưỡng 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng cho cơ thể như thế nào? Cần lưu ý tới những vấn đề nào? Hãy cùng theo dõi nội dung tiếp theo!

Đảm bảo đủ năng lượng cần thiết 

Chế độ dinh dưỡng cần được xây dựng dựa trên độ tuổi, giới tính, môi trường lao động, thể chất thực tế của từng người. Nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo năng lượng của mỗi người là không hề giống nhau. 

Cân đối 4 nhóm thực phẩm 

Các nhóm thực phẩm cơ bản: thực phẩm giàu đạm, chất béo, đường bột, và các loại vitamin, khoáng chất, cần được cung cấp cân đối. Không nên có sự chênh lệch quá lớn giữa các nhóm thực phẩm. Đặc biệt, 3 nhóm sinh năng lượng là chất đạm, chất béo và đường bột, cần được cung cấp thường xuyên với mức độ phù hợp:

  • 12-14%  thực phẩm giàu đạm

  • 20-30% thực phẩm chứa chất béo

  • 56-68% thực phẩm giàu đường bột

Đa dạng các loại thực phẩm 

Muốn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của cơ thể, chúng ta cần cung cấp đủ thực phẩm thuộc 4 nhóm chất đạm, chất béo, tinh bột, và vitamin, khoáng chất. Thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày cần đa dạng và linh hoạt. 

Đảm bảo an toàn về vệ sinh thực phẩm 

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý phải đi kèm với đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là một trong những vấn đề hết sức nhức nhối hiện nay. Thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể phải còn tươi, sạch và ngon. Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng, thiếu nguồn gốc rõ ràng, thực phẩm ôi thiu, thối hỏng. Ngoài ra quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm cùng phải đúng cách, khoa học và hợp lý và đồng thời tuân theo các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm.

Uống đủ nước mỗi ngày

Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, sự sống của tất cả chúng ta. Nước tham gia vào hầu hết các hoạt động  của cơ thể. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý phải là chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ lượng nước cho hoạt động của cơ thể. Nhưng cần lưu ý rằng, lượng nước mà cơ thể mỗi người cần là khác nhau, và phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng, mức độ vận động. 

Những thực phẩm trẻ mầm non cần hạn chế

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ mầm non ngoài việc áp dụng theo tháp dinh dưỡng thì mẹ cũng nên tránh hoặc hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm sau đây:

  • Hạn chế cho bé dùng quá nhiều các loại thực phẩm nhiều đường, giàu chất béo như bánh ngọt, bánh quy, kem hay bơ,…Việc dùng quá nhiều thực phẩm chứa đường không chỉ khiến bé dễ bị thừa cân, mắc nhiều bệnh mà còn dễ khiến trẻ con bị sâu răng. 

  • Hạn chế cho bé dùng thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất làm ngọt, các loại hạt, dầu cá và các thực phẩm quá nhiều chất xơ.

  • Không nên cho bé các loại cá sống lâu năm như cá kiếm, cá mập vì trong các loại cá này chứa hàm lượng thủy ngân rất cao. 

  • Các loại trà, cà phê là những loại đồ uống không nên cho bé dùng khi còn quá nhỏ vì chúng có thể làm giảm sự hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể.

  • Đồ uống có gas sẽ làm hỏng răng của bé nên mẹ cũng hạn chế vì bé con sẽ rất thích uống nước ngọt vậy nên mẹ nên khuyến khích trẻ uống nước ép trái cây đúng liều lượng. Ngoài ra mẹ cũng không nên cho con dùng quá nhiều nước ép sau giờ ăn vì axit trong nước trái cây sẽ làm hỏng men răng của con. 

Một chế độ ăn hợp lý với đầy đủ các dưỡng chất mỗi ngày sẽ giúp bổ sung đủ năng lượng và dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh. Chính vì thế, để cân bằng được chế độ dinh dưỡng, quý vị cần phải có lên kế hoạch ăn uống hàng ngày cho mình và cho cả gia đình. Đồng thời thực hiện theo đều đặn để cơ thể được cung cấp đủ chất, tăng cường sức đề kháng và hạn chế bệnh tật. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho quý vị. 

>>> Xem thêm:

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam.