Thiết kế mâm ngũ quả tài lộc cho ngày tết

Tết đến xuân về, người người nhà nhà chuẩn bị dọn dẹp, sắm đồ và chuẩn bị mâm ngũ quả bày trên bàn thờ. Tục lệ này đã có từ thời xa xưa như nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Sau đây chúng ta cùng tham khảo cách thiết kế mâm ngũ quả tài lộc và cách trang trí nhà cửa ngày Tết nhé.

Trong nhà

1. Ý nghĩa của mâm ngũ quả

Tết Nguyên Đán tượng trưng cho mở đầu năm mới, là dịp cả gia đình quây quần bên nhau, dọn nhà đón Tết. Vào những ngày gần tết, quý vị thường thấy mẹ tất bật chuẩn bị mâm ngũ quả dâng lên gia tiên, các vị thần linh. Trên mâm có 5 loại quả tượng trưng cho 5 yếu tố trong ngũ hành là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy.

Món lễ vật này dâng lên thể hiện lòng thành kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, được lưu truyền hàng trăm năm nay. Đồng thời, các loại quả còn biểu trưng cho thành quả một năm làm việc vất vả. Mong năm mới sẽ đạt nhiều may mắn, thành công và hạnh phúc hơn.

Số 5 theo quan niệm phong thủy có ý nghĩa mang đến điềm tốt lành, sinh sôi, phát triển. Các món đồ đặt lên bàn thờ thường sử dụng con số lẻ. Cách trang trí nhà cửa ngày tết, các loại quả tùy vào tục lệ của từng vùng lựa chọn khác nhau.

Mỗi loại quả sẽ có ý nghĩa riêng biệt quý vị có thể tham khảo để hiểu hơn về tập tục của người Việt. Ví dụ đào thể hiện sự thăng tiến, đu đủ thể hiện sự sung túc, táo thể hiện phú quý, hồng thể hiện sự thành đạt; Quả phật thủ thể hiện sự che chở của các vị Phật, bưởi và dưa hấu thể hiện sự bình an, may mắn;

Nải chuối xanh thể hiện sự che chở, bình an, quả trứng gà thể hiện lộc trời; Sung thể hiện sự đầy đủ về sức khỏe và tiền bạc, lựu thể hiện cho con đàn cháu đống,…Mâm ngũ quả của 3 miền Bắc – Trung – Nam có khác nhau một ít.

Xem thêm: Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết trong tâm thức người Việt.

2. Mâm ngũ quả miền Bắc

Miền Bắc mâm ngũ quả thường có 5 loại bao gồm chuối, đào, bưởi, hồng, quýt. Cách trình bày cụ thể là nải chuối đặt dưới cùng vừa vặn với chiếc đĩa lớn. Phía trên lần lượt xếp các loại cỏ có phần ngọn hướng lên trên, quay mặt trước đẹp ra ngoài. Mâm ngũ quả đẹp là rực rỡ nhiều màu sắc, trái tươi ngon. Cách trang trí nhà cửa ngày tết rước lộc về nhà của người dân miền Bắc khá cầu kỳ.

Xem thêm: Cách bày mâm cúng và bài cúng giao thừa.

3. Mâm ngũ quả miền Trung

Ở miền Trung thì mâm ngũ quả cũng gần như tương đồng với miền Bắc. Bao gồm chuối, đu đủ, xoài, bưởi, sung. Trong cách trang trí nhà cửa ngày tết, nhiều gia đình thay thế loại quả hợp với mong cầu của họ trong năm mới. Người dân miền Trung không quá câu nệ về hình thức chủ yếu là tấm lòng thành dâng lên bề trên.

4. Mâm ngũ quả miền Nam

Khác cách sống của người dân miền Bắc, cách trang trí nhà cửa ngày tết ở miền Trung có điểm khác. Người dân trong nam khá phóng khoáng, không câu nệ các thủ tục. Chủ yếu các món đồ dâng lên bàn gia tiên để thể hiện lòng thành kính, biết ơn. Họ không quá khắt khe trong việc bày biện hay phối các loại quả.

Tùy vào từng gia đình và loại quả được trồng phổ biến ở miền Nam để chọn lựa. Mâm ngũ quả trên bàn thờ bao gồm dứa, đu đủ, sung, mãng câu, dừa. Ngoài ran, họ còn chuẩn bị thêm vò rượu, cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh. Thể hiện lòng chân thành, chính trực, trọng nghĩa điển hình tính cách người dân miền Nam.

Tuy mâm ngũ quả cúng gia tiên, thần linh ở mỗi miền khác nhau nhưng đều là sản vật quý. Thể hiện được tâm ý thành kính với bề trên, và thể hiện tâm ý mong năm mới đầy đủ, bình an, hạnh phúc.

Bài viết trên đây đã gửi tới quý quý vị đọc cách thiết kế mâm ngũ quả tài lộc ngày Tết.Qua đó quý vị đã hiểu thêm về cách lên mâm ngũ quả trong phong tục người Việt Nam rồi nhé. Ngoài ra, quý vị cũng nên trang trí nhà cửa đón Tết phù hợp theo tuổi của gia chủ nhé, để đón một năm mới phát lộc, phát tài.

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .