Thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ khi bước vào năm học mới

Việc xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ với chế độ dinh dưỡng hợp lý và hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ, đặc biệt là khi con bắt đầu bước vào năm học mới. Hãy bỏ túi ngay những bí quyết chăm sóc trẻ giúp con học tập, phát triển tốt nhất quý vị nhé!

Gia đình

1. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố chủ đạo trong sự phát triển của trẻ. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất, tuân theo tháp dinh dưỡng cho trẻ không chỉ giúp con yêu duy trì sức khỏe mà còn cải thiện trí nhớ, kích thích sự phát triển của não bộ, giúp bé học tốt hơn.

1.1. Một số món ăn giúp hỗ trợ trí nhớ hiệu quả

Quả óc chó, củ nghệ, cà chua, hành tây, bông cải xanh, táo, cá hồi, hạt chia, rau bó xôi… là các loại thực phẩm quan trọng trong tháp dinh dưỡng cho trẻ, giúp cải thiện trí nhớ vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu trẻ không thích ăn rau củ quả, mẹ có thể xay các loại sinh tố từ rau bó xôi, bông cải xanh… để con dễ uống hơn.

1.2. Ăn tinh bột vừa phải

Ăn tinh bột quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ. Tuy nhiên, nếu cắt hẳn hoàn toàn tinh bột, cơ thể trẻ sẽ bị thiếu chất dẫn đến suy nhược, dễ bị mệt lả người, có thể ngất xỉu.

Do đó, mẹ nên chú ý quan sát và điều chỉnh lượng tinh bột trong các bữa ăn cho trẻ. Mỗi bữa, trẻ chỉ nên ăn từ 1 đến 1 bát rưỡi cơm là vừa đủ. Vào buổi sáng, có thể thay cơm bằng phở, bánh mì… để trẻ không bị ngán.

1.3. Bổ sung chất đạm

Đạm cung cấp 15% năng lượng của cơ thể. Để trẻ có đủ năng lượng học tập, vui chơi trong những ngày quay trở lại trường học, mẹ nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng có bổ sung đạm hợp lý. Mỗi ngày, nên cho trẻ khoảng 75 – 80 gam chất đạm và cân đối giữa đạm thực vật và đạm thực vật.

1.4. Một số lưu ý khác khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ

– Vì muốn trẻ thức khuya học và làm bài tập, nhiều phụ huynh đã “nhắm mắt làm ngơ” cho trẻ sử dụng trà, cà phê. Việc sử dụng các chất này thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé. Vì thế, cần chú ý không cho trẻ uống trà, cà phê quá nhiều, đặc biệt là vào buổi tối.

– Bổ sung các nhóm vitamin: Các nhóm vitamin rất cần thiết để trẻ phát triển toàn diện. Dù vậy, mẹ cũng nên chú ý cân bằng giữa các nhóm vitamin với nhau.

– Không cho trẻ ăn quá no: Do sợ con học mệt, nhiều phụ huynh hy vọng con ăn càng nhiều càng tốt. Trên thực tế, ăn quá no sẽ khiến máu tập trung nhiều về dạ dày và ruột. Lúc này, lượng máu lên não sẽ giảm đi, khiến trẻ mệt mỏi, buồn ngủ, giảm khả năng tiếp thu.


2. Xây dựng cho trẻ một thói quen sinh hoạt hợp lý

2.1. Ngủ sớm

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Ngủ không đủ giấc sẽ gây nên cảm giác mệt mỏi, đau đầu, khó tiếp thu kiến thức, suy giảm trí nhớ. Do đó, mẹ nên giúp trẻ tập thói quen ngủ sớm và ngủ đúng giấc, đảm bảo mỗi ngày trẻ ngủ đủ 7-8 tiếng. 

2.2. Tập thể dục thường xuyên

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, tập thể dục có khả năng giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp thư giãn. Ngoài ra, các bài tập thể dục ở cường độ vừa phải còn kích thích các thay đổi sinh lý như giảm sức đề kháng insulin và viêm, khuyến khích sản xuất các yếu tố tăng trưởng – hóa chất ảnh hưởng đến sự phát triển của các mạch máu mới trong não. Do đó, tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện trí nhớ hiệu quả, phát triển tư duy.

Nếu trẻ không thể tự duy trì thói quen này, cha mẹ có thể tập các bài tập thể dục đơn giản cùng với trẻ. Mỗi sáng, ba mẹ có thể gọi trẻ dậy sớm hơn 30 phút và tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng. Vừa tỉnh ngủ lại giữ sức khỏe, phát triển não bộ, quả là một thói quen cần thiết khi trẻ bước vào năm học mới phải không nào? 

2.3. Biết cân bằng học và chơi

Khi bắt đầu năm học mới, trẻ vẫn chưa thể thay đổi thói quen sinh hoạt trong hè. Tình trạng ham chơi, không chú tâm vào việc học cũng thường xảy ra trong giai đoạn này. Do đó, mẹ cần giúp bé xây dựng lại thói quen học tập cho mình. Trong khoảng thời gian đầu trẻ quay lại trường học, mẹ nên theo dõi, quan sát quá trình làm bài tập ở nhà của trẻ, tránh để trẻ sao nhãng.

2.4. Không bỏ bữa sáng

Trong quãng thời gian nghỉ hè, trẻ thường được thức dậy muộn hơn. Do đó, khi quay lại trường học, trẻ sẽ khó dậy sớm được và chỉ muốn “ngủ nướng”, dẫn đến việc thường xuyên bỏ bữa sáng. Điều này không chỉ tăng nguy cơ đau dạ dày mà còn khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, dễ bị chóng mặt, không thể tiếp thu kiến thức. Vì vậy, mẹ cần chú ý thời gian đến trường của con và gọi con dậy đúng giờ để con có đủ thời gian ăn sáng, chuẩn bị sức khỏe tốt nhất khi đến trường.

2.5. Rửa tay thường xuyên và luôn đeo khẩu trang

Dịch bệnh Covid 19 vẫn đang là mối đe dọa sức khỏe con người, do chưa có vắc-xin điều trị. Do đó, mẹ nên nhắc trẻ đeo khẩu trang khi đến trường, thường xuyên rửa tay. Ngoài ra, có thể chuẩn bị cho con nước rửa tay khô để con có thể nhanh chóng vệ sinh tay khi cần.

Huongluxury đã cùng mẹ khám phá các bí quyết để con có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý dựa trên tháp dinh dưỡng cho trẻ, cũng như thói quen sinh hoạt lành mạnh khi con đến trường. Hãy đồng hành cùng con bảo vệ sức khỏe trước thềm năm học mới quý vị nhé!

>>> Xem thêm: