Thực đơn chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 3 tuổi

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển đầy đủ cả về thể lực và trí tuệ, đặc biệt ở lứa tuổi từ 0 – 3 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển vượt trội về thể chất. Vì vậy, khẩu phần ăn hàng ngày ở lứa tuổi này cần chú trọng đến cân bằng dinh dưỡng và phù hợp với bộ máy tiêu hóa, hấp thu chưa thật hoàn chỉnh ở trẻ. Trong bài viết này, Huongluxury sẽ chia sẻ cùng cha mẹ thực đơn chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 3 tuổi nhé.

Gia đình

Cân bằng các nhóm chất trong bữa ăn của trẻ 0-3 tuổi

Bữa ăn hàng ngày của bé rất quan trọng. Nếu cha mẹ không cân bằng được 4 nhóm dinh dưỡng trong một bữa ăn, hãy cố gắng cân bằng lượng dinh dưỡng này trong vòng 1 tuần. Đặc biệt, cha mẹ nên lưu ý nguồn cung cấp các nhóm dinh dưỡng từ các loại thực phẩm đa dạng. Sau đây, cha mẹ có thể tham khảo các nguồn thực phẩm theo nhóm dinh dưỡng để lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày của trẻ.

1. Tinh bột

Tinh bột còn gọi là carbohydrates hay carbs, là chất bột đường, cung cấp năng lượng chính cho sự vận động và sự phát triển của trẻ. Trong thực phẩm, có rất nhiều loại chứa tinh bột tự nhiên như: gạo, ngô, yến mạch, khoai lang, các loại đậu…

Theo thói quen, hầu hết các bà mẹ thường có xu hướng cung cấp tinh bột cho trẻ từ gạo như cơm, cháo…Để duy trì năng lượng cho trẻ với nguồn tinh bột đa dạng, các mẹ hãy bổ sung thêm các thực phẩm đa dạng hơn với thực đơn bao gồm: khoai tây nghiền, cháo yến mạch, cơm nấu kết hợp với các loại đậu như đậu gà…

Ngoài lợi ích bổ sung dinh dưỡng đa dạng, việc thay đổi nguyên liệu chế biến cũng giúp trẻ ngon miệng và thích thú với bữa ăn nhiều hơn.


2. Đạm

Chất đạm có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển não bộ và thúc đẩy tăng trưởng. Thực phẩm có chứa đạm bao gồm: đạm động vật và đạm thực vật. Đạm động vật như: thịt, sữa, trứng, cá, tôm…thường được xem trọng vì chúng có giá trị cao. Nếu lượng đạm động vật của trẻ đạt khoảng 50% chế độ dinh dưỡng cho trẻ, trẻ thường phát triển tốt, khỏe mạnh.

Đạm thực vật thường có trong các thực phẩm như đậu phụ, vừng, lạc, bông cải xanh…Cha mẹ không nên quá coi trọng đạm động vật mà xem nhẹ đạm thực vật. Phối hợp tốt hai loại đạm trong khẩu phần ăn của trẻ sẽ giúp trẻ dễ hấp thu hơn. Ngoài ra, việc xem trọng hàm lượng đạm mà coi nhẹ các nhóm dinh dưỡng khác có thể tạo ra gánh nặng cho gan và thận của trẻ, đôi khi khiến cho trẻ dư đạm nhưng vẫn thiếu dinh dưỡng.


3. Chất béo

Nhóm chất này cũng cung cấp nguồn năng lượng cao cho trẻ và rất có lợi ích trong việc giúp trẻ ăn ngon miệng. Trong một số các loại chất béo tốt có trong dầu oliu cho bé ăn dặm, dầu gấc…còn chứa rất nhiều các vitamin có lợi cho sức khỏe như vitamin A, D, E, K…

Đối với trẻ trong giai đoạn ăn dặm, cha mẹ nên thêm 1 -2 thìa dầu ăn khi nấu nướng cho trẻ. Ngoài một số nhóm dầu thực vật kể trên, thì mỡ động vật như mỡ gà cũng được các chuyên gia khuyến khích trong việc bổ sung chất béo vào bữa ăn của trẻ.

4. Vitamin

Đây là nhóm chất cần hàm lượng không quá nhiều nhưng lại khó hấp thu và vô cùng quan trọng trong việc hình thành hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể của trẻ. 

Quý vị cần lưu ý bổ sung vitamin trong khẩu phần ăn của trẻ phải thật cân đối. Tình trạng bổ sung lệch một loại chất nào đó trong nhóm này, dù thiếu hay thừa thì đều gây ra tình trạng không ổn định cho sự phát triển của trẻ. Ví dụ, vitamin C có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành chất đề kháng cho hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên bổ sung quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy ở trẻ nhỏ.


5 Khoáng chất

Vai trò của khoáng chất rất quan trọng hệ xương, răng và tạo máu cung cấp cho cơ thể. Một số khoáng chất cần thiết thường có trong thực phẩm hàng ngày có thể liệt kê như:

  • Canxi có trong sữa, trứng, tôm, cua, ốc, trai, đậu phụ, hạnh nhân, sữa chua…
  • Sắt có trong thịt bò, nội tạng động vật như tim, gan, các loại rau có màu xanh sẫm như cải kale, bông cải xanh…
  • Kẽm: thực phẩm giàu kẽm thường là các động vật có vỏ như hàu, sò, hến, các loại cây họ đậu như đậu xanh, đậu lăng hoặc ngũ cốc nguyên hạt…

Cũng như vitamin, việc bổ sung các khoáng chất cần có sự cân đối về tỉ lệ, tránh việc cản trở sự hấp thu của cơ thể trẻ, dễ gây đến tình trạng dư thừa loại này nhưng thiếu hụt loại kia.


Nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi

Tùy theo độ tuổi của trẻ, lượng thức ăn cần cung cấp ngoài việc đúng về chất lượng còn cần phải kiểm soát tốt số lượng. Bố mẹ nên theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ đồng thời kiểm soát chế độ dinh dưỡng để đánh giá mức độ phát triển của trẻ.

  • Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 0 – 1 tuổi: Mẹ nên cố gắng duy trì nuôi con bằng sữa mẹ cho trẻ ở độ tuổi này. Nếu có thể, hãy duy trì sữa mẹ đến 18 – 24 tháng. Sữa mẹ cung cấp kháng thể giúp trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch tốt hơn. Nhu cầu năng lượng lứa tuổi này thường dao động trong khoảng 100 – 110 kcal/kg. Khi trẻ chuyển qua giai đoạn 5 tháng tuổi, mẹ hãy bắt đầu tìm hiểu cho bé ăn dặm đúng cách để chuẩn bị “khởi động” giai đoạn ăn dặm thật suôn sẻ.
  • Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 – 3 tuổi: Trẻ từ 8 – 12kg cần khoảng 800 – 1200 kcal/ngày để hoạt động và phát triển. Khi tính toán lượng thực phẩm hàng ngày, cha mẹ có thể áp dụng tỉ lệ đạm:béo:đường bột = 15:20:65 để lên thực đơn cho trẻ.
  • Tỷ lệ quy đổi các chất theo kcal được quy ước như sau: 
  • Tinh bột: 1 g cho 4 Kcal
  • Chất béo: 1 g cho 9 Kcal

  • Chất đạm: 1 g cho 4 Kcal

Mong rằng, những chia sẻ của Huongluxury sẽ giúp các bậc cha mẹ bớt lo lắng trong việc chăm sóc con cái. Đừng quên ghé thăm Huongluxury thường xuyên để tham khảo những mẹo hay về chăm sóc gia đình, nhà cửa nhé.

>>> Xem thêm: