Thường xuyên quấn khăn cho bé sơ sinh có tốt không?

Chúng ta đều biết dùng khăn quấn bé sẽ giúp ngủ sâu và ngon giấc hơn. Bên cạnh những mặt lợi, nhiều mẹ bỉm sữa cũng thắc mắc liệu quấn khăn cho bé thường xuyên có tốt không? Để giải đáp thắc mắc, mẹ hãy cùng Huongluxury đi tìm câu trả lời ở bài viết sau.

Gia đình

1. Những lợi ích của việc quấn khăn cho bé sơ sinh

Khi nằm trong bụng mẹ, thai nhi nằm gọn trong tử cung ở tư thế gập tay, chân sát vào người. Trong tư thế này các cơ, khớp và các cơ quan cảm thụ được nghỉ ngơi, nghĩa là sẽ không có những thông tin về sự thay đổi tư thế được truyền đến não. Nhưng khi chào đời, chân tay bé có thể cử động ngọ nguậy thoải mái và những thông tin này bất ngờ được truyền tới não bé. Chính vì vậy, việc dùng khăn quấn bé sẽ tạo cảm giác an toàn giống như đang nằm trong bụng mẹ.

  • Giảm đột tử ở trẻ sơ sinh: Việc quấn khăn cũng làm giảm nguy cơ đột quỵ ở trẻ sơ sinh (SIDS) vì trẻ sẽ luôn giữ được tư thế nằm ngửa khi ngủ. Một giấc ngủ sâu rất quan trọng, giúp hệ thần kinh của trẻ ổn định và phát triển tốt hơn.

  • Trẻ sơ sinh không bị giật mình và ngủ ngon: Phương pháp dùng khăn quấn bé cũng làm hạn chế sự xuất hiện của phản xạ giật mình.  Bé dễ bị kích thích từ các tác động như: ánh sáng, tiếng ồn, đụng chạm nhẹ,… Khi bị giật mình, bé thường phản xạ giang rộng tay, duỗi thẳng, bàn tay xòe ra. Sau đó bé co tay lại, nắm chặt bàn tay, đầu gối thu về phía ngực như muốn bấu víu vì sợ bị rơi.

2. Thường xuyên dùng khăn quấn bé có tốt không?

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời của việc dùng khăn quấn bé sơ sinh, các mẹ cần lưu ý quấn khăn đúng cách để tránh những tác hại không đáng có như sau:

  • Không quấn khăn quá chặt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng có khả năng gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh. Quấn chặt khiến trẻ thở khó khăn hơn, lâu dần dễ bị mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, đặc biệt là viêm phổi.

  • Không quấn khăn thường xuyên khiến bé bức bối, khó chịu và còn có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, tiết nhiều mồ hôi và nếu không lau kịp thì bé dễ bị cảm lạnh.

  • Khăn quấn bé cần thay đổi và giặt giũ thường xuyên để tránh vi khuẩn phát triển, ấp ủ bên trong, dễ gây bệnh cho cơ thể non nớt, sức đề kháng kém ở bé. 

3. Quấn khăn cho trẻ sơ sinh đến khi nào?

Thời điểm quấn khăn cho trẻ

Khi đi ngủ hoặc quý vị có việc ra ngoài là thời gian quấn khăn phù hợp cho bé. Không nên quấn khăn cả ngày sẽ gây ngột ngạt và cản trở sự phát triển của trẻ. Vào những khi đưa trẻ ra ngoài lúc thời tiết nóng bức, quý vị hãy hạn chế quấn khăn mà thay vào đó cho trẻ mặc áo khoác và đội nón.

Thời điểm thích hợp bỏ khăn quấn cho trẻ sơ sinh

Theo sự phát triển thời gian và tò mò mọi thứ xung quanh thì trẻ sẽ không còn thích quấn khăn nữa. Thông thường, trẻ sơ sinh khoảng 2 tháng tuổi sẽ không cần quấn khăn. Đó cũng là lúc thích thú huơ tay, đá tung chân và chuẩn bị cho giai đoạn lật lẫy.

Tuy nhiên sẽ có một số bé đến 6 tháng mới bỏ hẳn được việc quấn khăn. Vì thế, quý vị hãy nới lỏng khăn từ từ để trẻ không bị bỡ ngỡ và quan sát phản ứng của bé. Bước đầu khi quấn khăn, quý vị để 1 tay của bé ở ngoài. Vài ngày sau, quý vị để cả 2 tay bé ra ngoài và tự do. Kế đến sẽ là chân và toàn thân.

4. Hướng dẫn cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh

Chon khăn vuông có kích thước lớn để quấn bé

  • Đặt khăn quấn bé theo hình thoi và gấp đỉnh khăn xuống ⅓

  • Đặt bé lên khăn vừa mới gấp và phần đầu em bé phải ở trên khăn chút xíu

  • Gập phần khăn bên phải qua phía bên tay trái

  • Kéo phần đuôi khăn lên phía vai trái

  • Cuối cùng gập phần khăn còn lại bên phía đối diện là xong.

5. Những lưu ý khi quấn khăn cho bé sơ sinh đúng cách

  • Không ép trẻ quấn khăn: Dùng khăn quấn bé rất tốt nhưng không phải bé nào cũng thích được quấn khăn. Do đó, nếu bé không thích dùng khăn quấn khi ngủ hay khi ra ngoài thì mẹ cũng không bắt ép. Đối với bé trên hai tháng tuổi thì việc quấn khăn nhiều là không cần thiết.

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát: Thay vì dùng khăn quấn bé, mẹ hãy cho con mặc những bộ quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi. Khi quấn khăn cho bé, mẹ cần lưu ý đến đôi chân của bé để cho bé thoải mái cử động, thay vì kéo thẳng chân hay ép lại để quấn. Không quấn quá lỏng hay quá chật khiến bé cảm thấy khó chịu hoặc bung khăn.

Thường xuyên vệ sinh khăn quấn bé sạch sẽ để diệt sạch mầm bệnh, khử vi khuẩn gây bệnh. Giữ cho khăn quấn luôn sạch sẽ, thơm tho để bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Khi lựa chọn bột giặt/ nước giặt để giặt khăn cho bé mẹ phải hết sức cẩn thận. Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm chất lượng đến từ thương hiệu uy tín, được cơ quan chức năng kiểm nghiệm và chứng nhận. Điển hình như nước giặt OMO Dịu nhẹ nhẹ trên da.

Sản phẩm với công thức 0% paraben, 0% chất tẩy trắng, 0% chất tạo màu giúp giặt quần áo bé yêu sạch dịu nhẹ, bảo vệ làn da nhạy cảm cho bé yêu. Nước giặt Omo Dịu Nhẹ Trên Da được Viện Da Liễu Trung Ương chứng nhận an toàn cho da nhạy cảm của bé yêu. Sản phẩm phẩm phù hợp cho cả nhu cầu giặt tay và máy giặt, chắc chắn sẽ phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng của gia đình quý vị.   

Hy vọng với những thông tin trên đây đã phần nào giải đáp được thắc mắc có nên quấn khăn cho trẻ sơ sinh thường xuyên không. Bên cạnh đó bài viết cũng đã giúp mẹ có thêm những kỹ năng để giúp mẹ có thể chăm sóc bé yêu khoẻ mạnh, khoa học hơn.

>>> Xem thêm:

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .