Trẻ bị nổi mề đay mẹ cần xử lý ra sao?

Nổi mề đay ở trẻ em là hiện tượng khá phổ biến với những biểu hiện như: xuất hiện các nốt sần đỏ, sưng tấy, khiến trẻ bị ngứa và khó chịu dẫn đến việc chán ăn, quấy khóc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy là bệnh phổ biến, nhưng nếu không được chăm sóc tốt và điều trị kịp thời, trẻ rất dễ gặp phải những biến chứng như khó thở hoặc sốc phản vệ. Vậy, các mẹ cần làm gì khi bé bị nổi mề đay? Huongluxury sẽ hướng dẫn các quý vị một số cách xử lý sau đây:

Gia đình

1. Rửa sạch dị nguyên bằng xà phòng

Nếu tình trạng nổi mề đay của trẻ chỉ xuất hiện ở một khu vực nào đó trên cơ thể, hãy rửa sạch bằng xà phòng và nước. Hành động này giúp trẻ giảm bớt cơn ngứa và tránh để tình trạng trở nên tồi tệ hơn.


2. Pha bồn nước mát và để trẻ ngâm mình trong đó

Ngâm mình vào bồn nước mát có hiệu quả khi con quý vị bị nổi mề đay toàn cơ thể làm trẻ bị ngứa nhiều. Thêm vào nước tắm một ít muối nở, bột yến mạch để tăng cường chất xoa dịu làn da của bé. Chú ý chỉ để bé ngâm trong nước khoảng 10 – 15 phút để tránh cảm lạnh.


3. Đắp gạc lạnh

Túi chườm hoặc gạc lạnh có tác dụng hữu hiệu khi trẻ bị ngứa do di ứng thời tiết khiến trẻ nổi mề đay, giúp giảm ngứa ngáy và sưng tấy bằng cách siết chặt mạch máu và làm mát da. Quý vị có thể đắp gạc lạnh lên chỗ phát ban từ 10 đến 15 phút, thay gạc mới 2 tiếng / lần.


4. Sử dụng gừng

Quý vị có thể bổ sung gừng vào thức ăn, hoặc xông hơi bằng gừng. Tuy nhiên đó có thể là cách xử lý không mấy khả quan cho trẻ nhỏ. Khi trẻ bị ngứa, quý vị hãy cắt một ít gừng rồi thoa lên vùng da có nổi mề đay. Quý vị có thể bỏ gừng vào tủ lạnh để làm mát trước khi thoa cho trẻ.


5. Cây lô hội (nha đam)

Các vết mề đay sẽ không bị lây lan hoặc có thể biến mất nhanh chóng nếu quý vị đắp lô hội lên chúng. Vì là loại cây lành tính nên quý vị có thể đắp nhiều lần trong ngày cho đến khi đạt được kết quả tốt nhất.


6. Sử dụng lá khế

Lá khế có tính bình và cũng là loại lá thanh nhiệt và giải độc tốt vậy nên nó rất hữu hiệu khi điều trị cho trẻ bị ngứa. Quý vị hãy sao vàng lá khế, để hơi nguội rồi bọc trong vải và áp vào cùng da bị mề đay của trẻ. Hoặc dùng lá khế nấu nước để tắm cho trẻ. Cách này khá đơn giản nhưng lại có hiệu quả tức thì sau 1 – 2 lần thực hiện.


7. Chữa bằng rau ngổ

Quý vị lấy một nắm rau ngổ rửa sạch, giã nát rồi đắp lên những vùng da bị nổi mề đay của trẻ. Sau khoảng 30 – 40 phút, các nốt sần sẽ thuyên giảm, và giúp trẻ bớt ngứa. Các mẹ nhớ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ngứa của trẻ trước khi đắp rau ngổ nhé.

Bên cạnh những cách xử lý kể trên, các mẹ hãy mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi và có kết cấu vải trơn để giúp con quý vị hạn chế tối đa hành động gãi cũng như ngăn ngừa việc cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi quá mức, có thể làm tình trạng phát ban trở nên nghiêm trọng hơn.