Trẻ hay ra mồ hôi trộm, mẹ phải xử lý như thế nào?

Đổ mồ hôi trộm là hiện tượng cơ thể trẻ thường xuyên tiết ra mồ hôi nặng mùi ở vùng nách, bàn tay – bàn chân, háng bất kể điều kiện thời tiết nóng hay lạnh. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất vào ban đêm khi các bé đang ngủ. Mồ hôi ra nhiều sẽ gây mất nước và muối, khiến trẻ trở nên mệt mỏi, suy kiệt. Do vậy, mẹ cần phải đặc biệt lưu ý đến hiện tượng này để tìm các biện pháp xử lý nhằm tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Bảo quản quần áo

Nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm?

  • Thiếu vitamin D: Trong quá trình trẻ phát triển xương, việc thiếu vitamin D chính là nguyên nhân gây ra mồ hôi trộm ở trẻ. Một số trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân, rối loạn tiêu hóa hoặc mắc những bệnh nhiễm khuẩn cũng dẫn tới thiếu vitamin D và đổ mồ hôi trộm. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất trẻ ra mồ hôi trộm là mồ hôi nặng mùi ở vùng trán, ngay cả trong thời tiết lạnh.
  • Sự tăng tiết mồ hôi: Với những trẻ mắc hội chứng này, bàn tay và bàn chân thường hay dính ướt do mồ hôi tiết ra. Ngay cả khi ở trong phòng điều hòa hoặc không khi thoáng mát, cơ thể trẻ vẫn tiết nhiều mồ hôi.
  • Do ba mẹ thường xuyên ủ trẻ trong chăn, hoặc phòng ngủ không có cửa sổ, bí hơi, dẫn đến không khí ngột ngạt, khiến trẻ thấy khó chịu và dễ toát mồ hôi. Tuy nhiên, đây không phải là một bệnh lý, vì vậy mẹ chỉ cần cải thiện nơi bé ngủ và sinh hoạt là được.
  • Do bệnh lý: Trẻ mắc bệnh còi xương hoặc lao sơ nhiễm thường đổ mồ hôi trộm ở đầu, nhất là khi đang bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi nặng mùi sẽ ra nhiều. Vì vậy, mẹ phải tăng cường tắm nắng cho trẻ sơ sinh để phòng ngừa nguy cơ còi xương và đổ mồ hôi trộm ở trẻ.
  • Nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh: Nếu trẻ có hiện tượng tiết mồ hôi trộm không chỉ trong lúc ngủ mà còn trong các hoạt động khác, đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về tim mạch.

Các biện pháp khắc phục mồ hôi nặng mùi cho trẻ

  • Bổ sung vitamin D và tắm nắng cho trẻ: Mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách cho bé tắm nắng buổi sáng vào các khung giờ 6 đến 9 giờ (mùa hè) và từ 9 đến 10 giờ (mùa đông). Mỗi lần tắm nắng chỉ diễn ra trong vòng từ 10-30 phút. Quý vị nên để cho càng nhiều phần da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng tốt, bởi điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Nhưng tuyệt đối không được cho mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Giữ cho trẻ luôn mát mẻ, thoải mái: Mẹ nên tạo không gian thông thoáng, rộng rãi cho bé, đặc biệt phòng ngủ nên có nhiều cửa sổ hoặc bố trí quạt thông gió để tránh tình trạng trẻ ra mồ hôi nặng mùi. Bên cạnh đó, quý vị cũng nên thường xuyên nhắc nhở và cho trẻ bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Sử dụng nước xả Comfort Kháng khuẩn Dịu nhẹ: Mẹ hãy luôn giữ quần áo của bé sạch sẽ, thoáng khí với việc sử dụng nước xả vải Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ trong quá trình giặt. Điều này không chỉ giúp bé thoải mái, cử động dễ dàng mà còn ngăn ngừa tình trạng mồ hôi, bí khí và mụn nhọt. Dòng nước xả này có chiết xuất từ thiên nhiên Tràm Trà và Vỏ Cam, hai nguyên liệu vốn được biết đến với khả năng kháng khuẩn dịu nhẹ và an toàn mà mẹ Việt hay sử dụng cho con mình. Ngoài ra, Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ còn được thiết kế làm mềm đặc biệt, giúp sợi vải thông thoáng hơn nên mồ hôi sẽ dễ thoát ra ngoài. Vì vậy, bé không còn ngứa ngáy do áo quần hầm bí và vi khuẩn gây ra nữa. 

Quý vị có thể chọn mua Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ tại ĐÂY

  • Chú ý đế chế độ dinh dưỡng: Mẹ nên đưa vào khẩu phần ăn của trẻ ăn các loại rau củ quả có tính mát như bí đao, rau má,… hoặc uống trà atiso, củ sen, bột sắn dây. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tính nóng, nhiều dầu mỡ để tránh việc trẻ ra nhiều mồ hôi nặng mùi, khiến trẻ ngứa ngáy và nổi mụn.
  • Nếu trẻ ra mồ hôi trộm kéo dài kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng như sốt, chậm mọc răng, chậm đi…mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được phát hiện và điều trị kịp thời.

Hy vọng những thông tin Huongluxury chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về hiện tượng mồ hôi trộm ở trẻ, từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu.

>>> Xem thêm: