Ưu – nhược điểm khi dùng bỉm vải cho bé

Hiện nay, có rất nhiều bà mẹ đang băn khoăn về việc liệu có nên sử dụng bỉm vải thay thế bỉm giấy hay không hoặc cách sử dụng bỉm vải có quá phiền toái? Vì thế, trong bài viết này, Huongluxury sẽ mách quý vị câu trả lời chi tiết nhất để có được sự lựa chọn đúng đắn nhất cho bé yêu của mình. Mời quý vị cùng tham khảo nhé!

Giặt Là

Tìm hiểu về cấu trúc để có cách sử dụng bỉm vải hiệu quả nhất

Trên thị trường có nhiều thương hiệu tã vải cho bé khác nhau nhưng nhìn chung cấu tạo và thiết kế của bỉm vải gần giống nhau. Bỉm vải gồm 2 phần: vỏ tã và miếng lót.

Vỏ tã hay gọi là vỏ quần, vỏ bỉm thường được làm từ chất liệu vải PUL với những hình thù dễ thương, màu sắc bắt mắt. Vải này được dùng nhiều trong lĩnh vực y khoa, có độ bền cao và thoáng khí.

Trên vỏ bỉm có 2 dãy cúc bấm để điều chỉnh độ rộng size bụng và chiều dài của bỉm. Vì thế, bỉm vải không có nhiều loại size như bỉm giấy. Quý vị chỉ cần mua vài cái bỉm vải là có thể dùng cho bé lâu dài.

Miếng lót của bỉm vải thường được thiết kế tách rời để dễ dàng giặt sạch. Hai đầu của miếng lót thường có cúc để cố định miếng lót. Chất liệu miếng lót thường là Microfiber, than tre hoạt tính hay xơ tre tự nhiên… giúp đảm bảo khả năng thấm hút và chống lại vi khuẩn.


Ưu điểm của bỉm vải

  • Hạn chế tình trạng hăm da ở trẻ

  • Có thể giặt và dùng lại

  • An toàn khi giặt bằng máy. Tuy nhiên nên áp dụng phương pháp giặt quần áo bằng tay để tã vải được bền lâu.

  • Có nhiều nút để tăng giảm độ rộn 

  • Có thể tái sử dụng nhiều lần 


Nhược điểm và cách sử dụng bỉm vải đúng cách

  • Vấn đề tràn bỉm

Bỉm vải làm bằng nguyên liệu vải cotton nên độ thấm hút cao tương đương như bỉm giấy. Tuy nhiên, nhiều mẹ khi sử dụng bỉm vải cho bé, vẫn thấy bị tràn bỉm, có thể là do hàng nút ở giữa 2 đùi của bé chưa được tăng giảm phù hợp. Nếu không tăng đơ vừa với kích cỡ mông và đùi bé, khi bé hoạt động nhiều sẽ làm miếng lót bị xô dịch đi dẫn đến hiện tượng tràn bỉm không mong muốn.

Cách khắc phục: Điều chỉnh hàng nút dọc và ngang để vừa khít với bụng và đùi bé.

  • Miếng lót bị đặt sai vị trí

Miếng lót có tác dụng làm tăng khả năng thấm hút cho vỏ quần. Việc dùng bỉm vải mà bị  tràn rất có thể là do mẹ đặt sai vị trí của bỉm quần. Vị trí đúng của nó là nằm ở giữa vỏ quần nhưng nhiều mẹ lại cho nó lên phía trên của vỏ quần làm bé khi vận động nhiều sẽ bị xê dịch.

Cách khắc phục: Mẹ đặt miếng lót vào khe giữa của vỏ quần, và vuốt phẳng trước khi mặc cho bé. 

  • Thời gian mặc bỉm lâu

Chiếc bỉm vải ban ngày dùng trong 2-4 tiếng, chiếc ban đêm là 6-8 tiếng là mẹ phải thay cho bé. Tùy vào đặc điểm của bé mà mẹ hãy canh thời gian thay bỉm cho bé sao cho phù hợp. Nhiều mẹ có thói quen dùng bỉm cho bé rất lâu, như vậy bỉm không thể giữ được lượng nước tiểu dẫn tới hiện tượng bị tràn ra ngoài. Điều này, ảnh hưởng không tốt tới da và vùng kín của bé.

Trên đây là những ưu nhược điểm cũng như cách sử dụng bỉm vải hiệu quả mà Huongluxury chia sẻ cho quý vị. Hy vọng với những kiến thức này quý vị có thể bảo vệ bé yêu một cách an toàn và thoải mái nhất. Chúc quý vị và gia đình luôn vui khỏe!