Xem ngay cách tái chế rác thải nhựa từ các quốc gia khác nào!

Rác thải nhựa đang là vấn đề nhức nhối của tất cả các nước trên thế giới. Vì thế, hiện nay nhiều nước đang nỗ lực hết sức để cắt giảm rác nhựa, vì mục tiêu bảo vệ hành tinh xinh đẹp của chúng ta. Mời quý vị cùng tìm hiểu về việc tái chế rác thải nhựa của một số quốc gia dưới đây với Huongluxury để có thêm nhiều ý tưởng hay cho mình nhé!

Vệ sinh nhà bếp

Các loại nhựa có thể tái chế

Hiện nay, chúng ta có 4 loại nhựa thuộc dạng có thể tái chế gồm:

  • Polyethylene Terephthalate (PETE hoặc còn gọi là PET): Được ký hiệu số 1 dưới đáy các chai nước giải khát như nước ngọt, nước suối, dầu ăn, nước súc miệng, các loại thực phẩm đóng hộp (bơ, nước sốt).

  • High Density Polyethylene (HDPE): Nhóm nhựa tái chế này được đánh số 2. Được thấy phổ biến trên các bình sữa trẻ em, bình nước trái cây, hộp ngũ cốc, sữa chua, các lọ chất tẩy rửa, dầu động cơ, chai dầu gội,… Loại nhựa này dễ tái chế thành các vật dụng như bút viết, bàn, ghế

  • Plypropylene (PP): ký hiệu số 5. Ta có thể bắt gặp trên các hộp sữa chua, chai đựng nước, lọ đựng thuốc, chai đựng nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút… Nhựa PP có khả năng chịu nhiệt cao (130oC), dùng được trong lò vi sóng. Các sản phẩm nhựa tái chế như chổi, thùng rác, kệ tủ … đều dùng nhựa PP.

  • Nhựa ABS: là một loại nhựa PP, được sử dụng để làm đồ chơi trẻ em. Loại nhựa này cứng, rắn nhưng không giòn. Có khả năng cách điện, không thấm nước, bền với nhiệt độ và hóa chất. Vì vậy không làm biến dạng sản phẩm. Ngoài ra còn được chứng nhận là an toàn cho người tiếp xúc. Không có mùi nhựa khó chịu, bền hơn, không bị loang màu.

Các loại nhựa không có khả năng tái chế

Bên cạnh 4 nhóm nhựa có thể tái chế kể trên, quý vị cũng cần lưu ý 4 loại sau không có khả năng tái chế:

  • Vinyl (V hoặc PVC): giá thành rẻ, độ dẻo cao, dễ nóng chảy. Quý vị tuyệt đối không dùng các sản phẩm làm từ PVC để đựng thực phẩm nóng, đun nấu hoặc đốt. Loại nhựa này được ký hiệu số 3. Thường thấy ở màng bọc thực phẩm, áo mưa, thiết bị y tế, ống nước, vỏ bọc dây điện và một số loại chai, hộp.

  • Low Density Polyethylene (LDPE): ký hiệu số 4. Thường được dùng để sản xuất các loại túi nhựa, quần áo, thảm, giấy gói, hộp đựng thực phẩm,… Loại nhựa này an toàn với con người nhưng lại không được dùng để tái chế.

  • Polystyrene (PS): loại nhựa này được ký hiệu số 6. Thường thấy ở các loại hộp, chén, dĩa dùng một lần. Không nên sử dụng nhựa này để đựng thực phẩm nóng hoặc có chất kiềm và acid mạnh. Lí do bởi vì PS sẽ bị phân giải gây hại cho cơ thể.

  • Nhóm nhựa số 7: các loại nhựa còn lại. Nhóm này có chứa hàm lượng Polycarbonat (PC) cao. Có khả năng gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Bên cạnh đó, hầu hết các chương trình tái chế đều không chấp nhận loại nhựa này.

Quy trình sản xuất nhựa tái chế

Dây chuyền sản xuất nhựa tái chế có tính chất khép kín. Gồm nhiều công đoạn khác nhau như:

  • Chọn nguyên liệu đầu vào

  • Phân loại

  • Cắt gọt, bằm rửa

  • Sấy khô, tạo cốm và hạt.

Đa số các doanh nghiệp thường kết hợp phương pháp sản xuất hạt nhựa tái sinh với công nghệ pha trộn các nguyên liệu chính để giảm giá thành. Từ đó, nâng cao tính cạnh tranh mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm đầu ra.

Trước tiên, những nguyên liệu đầu vào sau khi phân loại sẽ được bằm thành những miếng nhỏ (flakes). Sau đó được tẩy rửa sạch và đem đi làm khô rồi nung chảy. Khi nung chảy, nhựa được ép qua một chiếc máy đùn, máy ép để ép thành những sợi có hình dạng như sợi bún. Sau đó được định hình thành hạt nhựa.

Những đồ vật được tái chế từ nhựa thông dụng nhất

Hiện nay, các doanh nghiệp đang cho ra đời ngày càng nhiều vật dụng có nguồn gốc từ nhựa tái chế. Có thể kể đến như: chai nước suối, chai nước ngọt, hộp đựng thức ăn, muỗng nĩa nhựa, quần áo chuyên dụng, nắp hộp sữa, bình sữa cho trẻ em, các sản phẩm điện tử. Các sản phẩm bọc nilon, màng bọc thực phẩm, lọ đựng mỹ phẩm, chai sữa tắm, chai dầu gội đầu. Các thiết bị y tế như khẩu trang, lọ đựng thuốc…

Đừng vội vứt các chai nhựa cũ đi. Chỉ cần 1 chút khéo tay là quý vị hoàn toàn có thể biến chúng thành những vật dụng có ích. Có thể dùng vỏ chai để bảo vệ ống kính máy ảnh, làm chổi quét nhà. Tận dụng chai nhựa làm bình tưới cây, làm chậu hoa từ chai nhựa cũ. Hoặc có thể làm lọ đựng bút, kệ sách trang trí.

Chưa hết, nếu nhà quý vị có con nhỏ, quý vị có thể tận dụng làm các món đồ cho trẻ rất độc đáo như xe đồ chơi, ống heo tiết kiệm từ chai nhựa. Làm búp bê, dụng cụ học tập cho bé từ những nắp chai nhựa. Hoặc quý vị có thể biến chúng thành những món đồ độc đáo hơn như đèn trang trí, làm mái che, màn treo. Làm đồ đựng thức ăn cho chim, đồ đựng miếng rửa chén, đồ lọc trà. Hay thậm chí làm cốc đựng bàn chải đánh răng…

“Hi-tech” hơn 1 chút thì quý vị có thể tái chế những món đồ nhựa cũ thành giá đỡ điện thoại, máy tính bảng khi sạc gọn gàng, đẹp mắt lại vừa an toàn.

Một số cách tái chế rác thải nhựa từ các quốc gia khác

1. Tái chế rác thải tại Na Uy

Tại Na Uy, có đến 97% rác nhựa. Đây cũng là quốc gia đang đi đầu phong trào tái chế rác thải. Trong số rác thải nhựa, đến 92% được sản xuất thành nhựa chất lượng cao và có thể tiếp tục sử dụng. Chỉ có khoảng 1% rác thải không thể tái chế và phải thải ra môi trường.

Đặc biệt, các chai nhựa ở Na Uy có vòng đời tái sử dụng rất dài đến 50 lần. Điều này giúp cho Na Uy trở thành hình mẫu cho cả thế giới trong hoạt động bảo vệ môi trường. Để ngăn chặn tình trạng đánh đổi hiệu quả kinh tế của các công ty với chi phí môi trường, đất nước này đã thực hiện chính sách thu phí mua chai nhựa.

Theo đó, người tiêu dùng khi mua các loại chai nhựa để uống sẽ phải tự động trả tiền thêm cho cả một chai nhựa nữa. Tuy nhiên, nếu mọi người mang chai nhựa đến quét mã vạch ở máy thu chai tự động, họ sẽ được nhận lại số tiền đó. Hoặc họ sẽ được tích điểm cho những lần mua sắm tiếp theo. 

2. Công nghệ tái chế nhựa PET của Áo

Giống như Na Uy, Áo cũng là một nước đi đầu trong việc xử lý chất thải nhựa. Tiêu biểu chính là công nghệ tái chế nhựa PET trong hệ thống xử lý rác của quốc gia này. Họ tái chế rác thải nhựa bằng công nghệ cao. Sử dụng enzym của một loại nấm thay thế cho phương pháp tái chế đốt cháy hay nghiền nhỏ trước đây. Nhờ có enzim này, nhựa PET sẽ dần bị phân hủy thành các phân tử. 

Sau đó, họ sẽ có thể dùng các phân tử này để chuyển đổi thành loại nhựa chất lượng cao và tiếp tục sử dụng. Đây là một phát minh tuyệt vời và đóng vai trò lớn trong việc tái chế nhựa cho Áo cũng như các quốc gia trên thế giới. 

3. Tái chế rác thải nhựa của Đức

Đức được coi là nước hàng đầu châu Âu trong việc xử lý, tái chế rác thải nhựa. Đặc biệt, vấn đề này từ lâu đã được chính phủ Đức rất coi trọng. Trong đó, đất nước này sử dụng rất ít nhựa nguyên sinh. 

Ngoài ra, Đức còn có chính sách đồng bộ sử dụng chai nhựa. Các vật liệu đóng gói được tái chế và sử dụng lại nhiều lần. Đức cũng áp dụng chính sách mua một đồ uống chai nhựa thì người tiêu dùng sẽ phải trả tiền thêm cho một chai nhựa nữa. Sau có đó thể đem chai đưa đến cho siêu thị, cửa hàng… để được nhận lại tiền. 

Hiện nay Đức đang cố gắng thực hiện là tái chế sử dụng được 98% số chai nhựa trong các siêu thị. Ngoài ra, họ còn tăng cường sử dụng bao bì thân thiện với môi trường. Hạn chế bao bì nhựa, xây dựng trạm tái chế. Giảm số lượng nhựa ra biển và ngăn nhựa lẫn vào chất thải hữu cơ. Đây đều là những chính sách tuyệt vời giúp bảo vệ môi trường.

Trên đây là một số thông tin cung cấp cho quý vị về cách tái chế rác thải nhựa của một số nước trên thế giới. Đây đều là những nước đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo vệ môi trường, giảm lượng rác thải. Hy vọng mọi người sẽ cùng chung tay hạn chế sử dụng rác thải nhựa trong cuộc sống hàng ngày để bảo vệ môi trường sống cho mình và thế hệ mai sau.

Xem thêm >>

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .