Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có thực sự “ăn thịt người?

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao về một loại vi khuẩn ăn thịt người gây ra bệnh Whitmore rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Vậy bệnh Whitmore là gì? Nó có thật sự “ăn thịt người”? Hãy cùng Huongluxury tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Gia đình

1. Bệnh Whitmore là gì?

Bệnh Whitmore hay còn được gọi là bệnh Melioidosis, đây là một bệnh truyền nhiễm có thể lây cho người hoặc động vật. Nguyên nhân gây ra bệnh Whitmore là do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei tồn tại trong nguồn nước và đất bị ô nhiễm. 

Bệnh Whitmore chủ yếu xảy ra ở các nước có khí hậu nhiệt đới, đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á và miền Bắc Australia. Bệnh này có thể lây truyền sang người và động vật thông qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh bị ô nhiễm.

>>> Xem thêm tại đây: Bệnh Whitmore chỉ xuất hiện ở vùng nông thôn?

2. Vi khuẩn gây bệnh Whitmore có thực sự “ăn thịt người”?

Bệnh Whitmore có thể gây áp xe, hoại tử nhiều bộ phận trên cơ thể, chứ không phải là loại vi khuẩn “ăn thịt người”, điều này đã được các bác sĩ khẳng định. Các bác sĩ chuyên khoa nói rằng nhiều người hoang mang, đồn đoán về căn bệnh Whitmore hay gọi là bệnh do vi khuẩn ăn thịt người. Nhưng thực chất, bệnh Whitmore là do nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống trong môi trường tự nhiên. Bệnh chỉ gây ra tình trạng áp xe, hoại tử trên nhiều cơ quan trong đó có da. Còn vi khuẩn “ăn thịt người” là một loại vi khuẩn khác. 

Bệnh Whitmore rất ít gặp, không lây trực tiếp từ người sang người và không bùng phát thành dịch. Tuy nhiên, bệnh Whitmore cũng có thể tiến triển rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là những bệnh nhân đang mắc bệnh mạn tính. Mức độ nghiêm trọng của bệnh Whitmore dựa vào tình trạng nhiễm trùng của người bệnh. Những người bị tiểu đường, phổi mạn tính, thận mạn tính và ung thư khi mắc bệnh này nguy cơ tử vong sẽ cao hơn.

3. Triệu chứng của bệnh Whitmore

Theo các bác sĩ chuyên khoa, biểu hiện của bệnh Whitmore rất đa dạng và phức tạp. Bệnh nhân có thể sốt từng cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run và sốt kéo dài. Cùng với đó là tình trạng suy hô hấp, loét da, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, áp xe phổi, áp xe gan, áp xe lách, nhiễm trùng huyết, suy đa tạng… Bệnh Whitmore thường hay chẩn đoán nhầm với các bệnh như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ hay bệnh nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác. Khi nhận thấy những dấu hiệu sau đây, người bệnh cần phải đến ngay cơ sở ý tế để khám và kết luận tình trạng bệnh:

  • Có hiện tượng sưng, nhiễm trùng tại chỗ, đau, sốt cao, loét và áp xe.

  • Đau ngực, ho, đau đầu, chán ăn, biểu hiện gần giống với bệnh viêm phổi.

  • Nhiễm trùng huyết với các triệu chứng suy hô hấp, đau đầu, chướng bụng, rối loạn ý thức, đau khớp.

  • Sốt cao, đau bụng, đau ngực, đau cơ, co giật, đau đầu, sụt cân nhanh.

Các triệu chứng bệnh này thường xuất hiện kéo dài từ 2 đến 4 tuần sau khi tiếp xúc với nguồn vi khuẩn gây bệnh. Thời gian ủ bệnh thường từ 1 ngày đến 21 ngày, trung bình là 9 ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ủ bệnh cả năm với các dấu hiệu lặp đi lặp lại.

4. Cách điều trị bệnh Whitmore

Khi đã chẩn đoán nhiễm bệnh Whitmore, người bệnh có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc thích hợp. Người nhiễm khuẩn Whitmore sẽ được điều trị thuốc kháng sinh truyền qua đường tĩnh mạch trong khoảng 10-14 ngày. Sau đó, chuyển qua sử dụng kháng sinh đường uống trong khoảng thời gian 3-6 tháng hoặc lâu hơn tùy thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh. Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một số loại kháng sinh phù hợp:

  • Kháng sinh truyền đường tĩnh mạch: Ceftazidime mỗi 6-8 tiếng hoặc Meropenem mỗi 8 tiếng.

  • Kháng sinh đường uống: Trimethoprim-sulfamethoxazole mỗi 12 tiếng hoặc Amoxicillin/clavulanic acid mỗi 8 tiếng.

Nếu người bệnh bị dị ứng penicillin thì cần phải thông báo cho bác sĩ và các nhân viên y tế biết để sử dụng thuốc điều trị thay thế.

>>> Xem thêm tại đây: Khi mắc bệnh whitmore, cần làm gì để bệnh nhanh thuyên giảm?

5. Phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn Whitmore bằng cách nào?

Hiện nay, trên thị trường chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore, do đó các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo người dân:

  • Nên hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, bao gồm nước đất bẩn ứ đọng lâu ngày, bùn lầy, nơi bị ô nhiễm nặng. 

  • Người có vết thương ngoài da, vết trầy xước, chảy máu và người thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với đất nước nhiễm bẩn thì cần phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động để ngăn ngừa nhiễm trùng qua chân tay.

  • Cần phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước và ngay sau khi tiếp xúc với đất nước bẩn.

  • Cần phải bảo hộ khi tiếp xúc với người bệnh để ngăn ngừa tối đa sự nhiễm trùng, đặc biệt là đối với các nhân viên y tế, bác sĩ khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Các bác sĩ chuyên khoa cũng nhấn mạnh, vào mùa mưa lũ là điều kiện thuận lợi cho bệnh Whitmore phát triển, mọi người dân cần chủ động và nâng cao ý thức phòng bệnh. Các bác sĩ cần cảnh giác để chẩn đoán đúng bệnh và điều trị bệnh kịp thời. Nếu có nghi ngờ dấu hiệu, triệu chứng bệnh Whitmore thì nên đến ngay cơ sở y tế để khám. 

Như vậy, qua bài viết này chúng ta có thể biết được đầy đủ những thông tin về vi khuẩn bệnh Whitmore. Người dân không nên quá hoang mang, lo lắng về sự đồn đoán vi khuẩn “ăn thịt người” và cũng không nên chủ quan với các dấu hiệu, triệu chứng gây nhầm lẫn của bệnh Whitmore.

>>> Xem thêm:

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Unilever Vietnam. .