Vì sao bố mẹ tuyệt đối không được bỏ bước tiệt trùng trong cách vệ sinh bình sữa?

‘Luộc bình sữa’ là một trong những việc làm quen thuộc của các bà mẹ nuôi con nhỏ, tuy nhiên luôn tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau về sự cần thiết của việc này và đôi khi khiến các mẹ băn khoăn. Bài viết sau đây của Huongluxury sẽ cung cấp những kiến thức, thông tin khoa học cần thiết về cách vệ sinh bình sữa đúng chuẩn nhất.

Gia đình

Tại sao các mẹ cần luộc bình sữa sau khi vệ sinh?

Đối với những bé bú sữa công thức, cách vệ sinh bình sữa sao cho sạch và vô trùng là điều vô cùng cần thiết bởi các bé sẽ tiếp xúc miệng trực tiếp với núm ti.

Tất cả các bà mẹ đều biết cần phải tiệt trùng bình sữa trước khi cho trẻ ăn. Tuy nhiên, tiệt trùng thế nào cho đúng cách, sạch sẽ và tiết kiệm thời gian thì không phải chị em nào cũng biết cách làm.

Để ngăn ngừa sữa lên men trong bình gây nấm mốc, mỗi lần cho con ăn xong, mẹ cần đổ ngay chỗ sữa thừa trong bình sữa và rửa sạch bình cũng như núm vú giả bằng cọ bình và nước rửa bình sữa chuyên dụng.


Phương pháp vệ sinh và khử trùng bình sữa

Toàn bộ số bình sữa trẻ dùng trong một ngày có thể được khử trùng một lần là được. Xin mách mẹ 3 mẹo tiệt trùng bình sữa vô cùng thiết thực.

Phương pháp đun sôi

Đun sôi là phương pháp tiết kiệm nhất về mặt kinh tế cho mẹ. Sau khi các bình sữa đã được rửa sạch, mẹ cho vào nước sôi và đun từ 15-30 phút. Cách làm cụ thể như sau:

1.  Chuẩn bị một cái nồi bằng inox, cho nước lạnh vào ngập 2/3 nồi. Nồi inox chuyên dùng để khử trùng bình sữa mẹ nên để riêng và không sử dụng cùng các mục đích khác như nấu ăn hay hầm, rán…

2.  Nếu bình sữa được làm từ thủy tinh, mẹ có thể cho riêng bình vào nồi nước lạnh trước. 5-10 phút sau khi nước sôi mới cần cho núm vú, nắp bình và các sản phẩm nhựa khác vào. Đậy nắp và đun thêm 3-5 phút. Chờ đến khi nước nguội, dùng kẹp gắp bình và núm vú giả ra. Đối với chai nhựa, mẹ phải đợi khi nước sôi mới được cho vào. Đun tiếp 3-5 phút. Không nên đun đồ nhựa trong một thời gian dài bởi nó sẽ dễ làm hỏng chất nhựa của bình. Mẹ có thể xem nhiệt độ cho phép được ghi trên vỏ các bình sữa tùy theo từng hãng.

3.  Sau khi dùng kẹp gắp ra, mẹ đặt tất cả bình và núm vú lộn ngược, để ráo ở nơi thông thoáng.  

Khử trùng bằng hơi nước

Phương pháp hiện đại, đơn giản và được rất nhiều chị em chọn lựa vì tiện dụng và giá thành không quá cao. Nếu mẹ có một chiếc máy tiệt trùng bình sữa bằng hơi nước, tất cả các thao tác chỉ đơn giản là cho bình sữa và núm ti vào. Đổ nước và ấn nút. Đợi đến khi quá trình tiệt trùng bằng hơi hoàn tất, máy sẽ tự động cắt điện.

Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý, sau khi tiệt trùng bình sữa, lượng nước còn lại trong máy tiệt trùng cần phải được bỏ đi. Tất cả bình sữa, núm ti phải được để ra ngoài cho thông thoáng, sạch sẽ. Thêm vào đó, các bác sĩ khuyến cáo, nếu các bình sữa không được sử dụng sau 24 tiếng, mẹ nên tiệt trùng lại lần nữa để tránh cho vi khuẩn phát triển.

Sử dụng lò vi sóng

Theo một nghiên cứu gần đây ở Mỹ, chỉ cần 2 phút nấu trong lò vi sóng là có thể tiệt trùng phần lớn các loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến. Do đó chén bát, bình sữa có thể tiệt trùng bằng lò vi sóng. Nếu nhà có lò vi sóng, mẹ có thể thực hiện như sau: Sau khi rửa sạch bình, cho tất cả vào một cái hộp đựng ngập nước. Quay trong lò vi sóng khoảng 5-10 phút.

Chị em chú ý không được để núm ti và nắm bình vào lò vi sóng mà không có nước để tránh biến dạng, hư hỏng. Khi trẻ lớn, mẹ có thể chỉ cần rửa bình và tráng qua nước sôi, để khô ráo là có thể dùng luôn.

Để quá trình khử trùng được hiệu quả nhất, Huongluxury khuyên các mẹ hãy sử dụng nước rửa chén Sunlight Diệt Khuẩn với chiết xuất từ chanh và lá bạc hà. Đây là những nguyên liệu có đặc tính làm sạch và diệt khuẩn tự nhiên vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm rất an toàn cho trẻ vì được chứng nhận và kiểm định từ viện Da Liễu Trung Ương dịu nhẹ với làn da nên các mẹ có thể yên tâm sử dụng nhé.

Mong rằng với những kiến thức được Huongluxury chia sẻ trong bài viết có thể giúp các mẹ có thêm phương pháp chăm sóc cho trẻ một cách tốt nhất với cách vệ sinh bình sữa thật hiệu quả. Sức khỏe của trẻ nếu không được quan tâm một cách được biệt có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển trong tương lai, nhất là đối với trẻ sơ sinh.