Viêm da cơ địa ở trẻ là gì? Nguyên nhân, Cách chữa trị và Chăm sóc

Hiểu biết về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhở có những nguyên nhân nào đáng lo ngại? Cách chữa viêm da dị ứng như thế nào nhanh hết đau rát và tổn thương về da.

Gia đình

Bệnh viêm da ở trẻ thường khó được phát hiện và có nhiều dấu hiệu và nhiều cha mẹ không biết cách chăm sóc hợp lý. Vậy thì căn bệnh này thực chất là gì, nguyên nhân bắt nguồn từ đâu và cách chữa viêm da ở trẻ nhỏ như thế nào để nhanh khỏi, tránh những đau đớn và tổn thương? Cùng Huongluxury theo dõi thông qua bài viết sau đây nhé.

1. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em là gì?

Viêm da dị ứng (hay còn được gọi là chàm dị ứng, viêm da cơ địa) là một tình trạng phát ban kéo dài dẫn tới mẩn ngứa rát, sưng đỏ thậm chí khiến nứt da. Bệnh thường xuất hiện lần đầu ở độ tuổi từ 3 đến 6 tháng và có xu hướng xuất hiện trở lại theo chu kỳ và đi kèm cùng chứng hen suyễn khó thở hoặc sốt cao.

Triệu chứng điển hình gồm các thương tổn da khô kèm theo ngứa. Do ngứa gãi nhiều làm da bị dày. Lichen hóa bệnh nhân càng ngứa và gãi gây nên vòng bệnh lý lẩn quẩn. Bệnh diễn biến nặng hơn và có nguy cơ bị bội nhiễm vi khuẩn.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm da ở trẻ là gì?

Nguyên nhân của bệnh viêm da ở trẻ hiện nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu cho thấy bệnh có tính chất di truyền và yếu tố gia đình. 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng bị bệnh này. Nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con bị bệnh.

Ngoài ra, còn có các yếu tố làm bệnh khởi phát và nặng lên bao gồm các dị nguyên trong không khí như các chất thải của rệp nhà, len dạ. Đọc thêm nguyên nhân khiến trẻ bị viêm da cha mẹ cần quan tâm.

Bên cạnh đó, thức ăn (trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mì) và các yếu tố khác cũng là nguyên nhân phát bệnh hoặc bệnh nặng hơn. Chúng là giảm chức năng của hàng rào bảo vệ của da và lớp ceramic trên bề mặt da, làm cho da dễ bị mất nước gây khô da.

Để xác định rõ nguyên nhân bệnh viêm da ở trẻ, nên đưa bé đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện xét nghiệm trên da của người bệnh. Đây là một xét nghiệm hết sức an toàn, không đau và rất có giá trị trong việc xác định các nguyên nhân gây dị ứng. Đọc thêm 22 biện pháp chữa dị ứng thời tiết cho trẻ hữu hiệu.

3. Đối tượng trẻ nhỏ nào có nguy cơ mắc bệnh?

Một đứa trẻ có nguy cơ bị viêm da dị ứng cao hơn nếu chúng có:

  • Các thành viên trong gia đình bị viêm da dị ứng. 

  • Da dễ bị dị ứng.

4. Triệu chứng của bệnh viêm da ở trẻ là gì?

Triệu chứng thường gặp của viêm da cơ địa là trên da xuất hiện những dấu hiệu mẩn ngứa, ban đỏ. Sau đó lan ra xung quanh gây ngứa ngáy, khó chịu. Trẻ xuất hiện những mụn nước, sau khi gãi chảy dịch và chảy máu. Nếu không điều trị đúng cách, sẽ lan rộng ra toàn thân, khiến trẻ quấy khóc, kém ăn…

Khi bệnh nặng, trẻ cào gãi nhiều, vi khuẩn ở tay sẽ xâm nhập vào da, gây loét và hoại tử da. Thậm chí vi khuẩn có thể thâm nhập sâu hơn vào máu, gây ra bệnh cảnh toàn thân rất nặng.

Ngoài yếu tố di truyền, một phần hình thành bệnh viêm da ở trẻ do cha mẹ mắc sai lầm trong cách chăm sóc trẻ như giữ vệ sinh chưa tốt. Chẳng hạn việc tắm ngâm con quá lâu hoặc quá hời hợt nên chưa tẩy rửa hết hóa chất bám trên da trẻ. Tham khảo cách giặt quần áo đúng khi trẻ mắc viêm da dị ứng.

Nguyên nhân phổ biến do dùng các loại lá tắm, xà phòng, sữa tắm, nước xả vải chưa hợp lý. Đặc biệt với trẻ có nền bệnh lý về da sẵn có. Việc dùng các loại xà phòng, chất tẩy quá mạnh làm mất lớp bảo vệ trên da gây tình trạng kích ứng tại chỗ, có phản ứng khô da, bong tróc vảy dẫn đến bệnh viêm da ở trẻ. Đọc thêm bài 5 thành phần trong dung dịch giặt rửa gây dị ứng da là gì?

Hiện tượng mẩn ngứa có thể xuất hiện một giai đoạn rồi biến mất, nhưng cũng có thể xảy ra trong một thời gian dài. Bất kỳ vùng nào trên cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng bởi viêm da cơ địa. Ở trẻ sơ sinh, những nơi thường xuất hiện triệu chứng là mặt, cổ, da đầu, khuỷu tay và đầu gối.

Còn đối với trẻ em, các triệu chứng thường ảnh hưởng đến da bên trong khuỷu tay, mặt sau của đầu gối, hai bên cổ, quanh miệng, trên cổ tay, mắt cá chân và cả bàn tay. Một số biểu hiện rõ rệt nhất bao gồm:

  • Da khô, có vảy

  • Ngứa dữ dội

  • Đỏ và sưng

  • Da dày lên

  • Da mặt nhợt nhạt

  • Các vết sưng nhỏ, nổi lên có thể trở nên đóng vảy và rỉ dịch nếu bị trầy xước

  • Các nốt sần trên mặt, cánh tay trên và đùi

  • Sạm da mí mắt hoặc quanh mắt

  • Thay đổi da quanh miệng, mắt hoặc tai

  • Vùng da đỏ, phát ban

5. Làm thế nào để chẩn đoán viêm da dị ứng ở trẻ em?

Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của con quý vị. Họ cũng có thể hỏi quý vị hoặc các thành viên khác trong gia đình liệu có bị viêm da dị ứng, hen suyễn, sốt cỏ khô hoặc viêm mũi dị ứng hay không.

Sau đó tiến hành khám và tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh viêm da dị ứng của trẻ. Không có xét nghiệm cụ thể cho bệnh viêm da dị ứng. Việc kiểm tra thường không cần thiết nhưng vẫn có thể được thực hiện, bao gồm: 

  • Xét nghiệm máu. Kiểm tra nồng độ immunoglobulin E (IgE). IgE trong máu được giải phóng bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Tỷ lệ này cao ở hầu hết trẻ em bị dị ứng và viêm da dị ứng. Ngoài ra, các xét nghiệm máu khác cũng có thể được thực hiện nếu cần. 

  • Kiểm tra da. Các xét nghiệm da có thể được thực hiện để kiểm tra tình trạng da nói chung cũng như dị ứng. 

6. Cách chữa viêm da ở trẻ như thế nào?

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe chung của trẻ, đồng thời phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng da. Không có phương thức để chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm da dị ứng. Mục tiêu của điều trị là giảm ngứa, viêm, bổ sung độ ẩm và ngăn ngừa nhiễm trùng. Đọc thêm 7 phương pháp điều trị viêm da cho trẻ tại nhà hữu ích.

Sử dụng thuốc chống viêm

Dùng glucocorticoid bôi tại chỗ như kem fluticasone, betamethasone, clobetasone 2 lần mỗi ngày trong giai đoạn cấp. Sau khi bệnh đã được kiểm soát, có thể bôi cách ngày hoặc 2 lần mỗi tuần lên vùng da tổn thương để ngăn ngừa bệnh tái phát. Những loại glucocorticoid có tác dụng rất mạnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không được dùng ở mặt và những vùng da mỏng.

Một số thuốc ức chế miễn dịch bôi tại chỗ như tacrolimus, pimecrolimus đem lại hiệu quả rõ rệt cũng như tính an toàn khá cao trong điều trị viêm da cơ địa. Chiếu tia cực tím tại chỗ được sử dụng trong những trường hợp nặng. Tác dụng phụ hay gặp là nổi ban đỏ, rát và ngứa da, rối loạn sắc tố.

Dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Do ngứa thường tăng lên về đêm nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào buổi tối trước khi ngủ. Những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các điều trị tại chỗ, có thể dùng một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày nhưng phải lưu ý giảm dần liều trước khi ngừng hẳn thuốc.

Thuốc kháng sinh

Trẻ có thể cần phải uống thuốc kháng sinh dạng lỏng hoặc viên để điều trị nhiễm trùng.

Thuốc dị ứng

Có thể sử dụng trước khi ngủ để giảm tình trạng ngứa và cải thiện giấc ngủ. Thuốc có dạng lỏng hoặc thuốc viên để uống. 

Kem hoặc thuốc mỡ ức chế calcineurin

Đây cũng là một sản phẩm dạng bôi để giảm ngứa và sưng tấy cho da. 

Thuốc mỡ thay đổi hệ thống miễn dịch

Bác sĩ có thể kê đơn kem bôi ngoài da.

Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng)

Liệu pháp này có thể được thực hiện tại phòng khám của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc tại nhà.

Thuốc điều hòa miễn dịch

Đây là loại thuốc dạng lỏng hoặc viên uống có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Nó có thể được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Thuốc có thể có tác dụng phụ vì vậy trẻ sẽ được xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra các phản ứng phụ này. 

Thuốc sinh học

Trong những trường hợp tình trạng bệnh nghiêm trọng, trẻ có thể cần một loại thuốc mới, chẳng hạn như Dupilumab. Thuốc có dạng lỏng và được tiêm trực tiếp vào da.

Chăm sóc da cho trẻ

Sử dụng các loại kem làm mềm da, tạo độ ẩm cho da. Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng da như xà phòng, chất sát khuẩn, hóa chất, khói thuốc lá, rượu bia,… Vì chúng có thể càng làm da bị khô hơn.

Quý vị nên sử dụng các loại xà phòng ít bị khử mỡ và có pH trung tính để tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. Nên cắt móng tay thường xuyên và hạn chế gãi nhiều vì có thể làm tăng nặng triệu chứng của bệnh.

Có thể sử dụng gạc ướt để đắp lên các vùng da tổn thương nặng để giảm ngứa, làm mềm da, thúc đẩy quá trình liền sẹo. Ngoài ra, quần áo được mặc cho trẻ cần lựa chọn những loại có tính mềm mịn làm giảm ma sát lên da của trẻ. Huongluxury khuyên quý vị hãy sử dụng nước xả vải có khả năng làm mềm vải như nước xả vải Comfort.

Dòng sản phẩm Comfort Cho Da Nhạy Cảm với hương phấn dịu nhẹ, được Viện da liễu thử nghiệm và chứng nhận. Sản phẩm phù hợp cho quần áo trẻ em. Đây là sản phẩm rất thích hợp để sử dụng cho quần áo của bé trong thời gian điều trị bệnh viêm da ở trẻ.

7. Cách kiểm soát ngứa cho trẻ như thế nào?

Ngứa là hiện tượng phổ biến nhất đối với căn bệnh viêm da ở trẻ. Hiện tượng ngứa không chỉ gây ra sự khó chịu đối với trẻ, bên cạnh đó khi gãi ngứa vô tình trẻ sẽ khiến bệnh tình trở nên nặng hơn. Để có thể kiểm soát ngứa cũng như làm tiến triển của bệnh ba mẹ có thể sử dụng những cách sau:

Làm ẩm vùng da tổn thương của bé

Việc làm ẩm vùng da bị ngứa sẽ giúp trẻ trở nên dễ chịu hơn và không còn gãi nữa. Sử dụng băng ướt (có thể pha thêm dung dịch tăng cường độ ẩm theo chỉ định của bác sĩ) đắp nên vùng da bị tổn thương do chàm/viêm da. Cách này nên được sử dụng nếu bệnh không được kiểm soát trong vòng 24-48h sau khi bắt đầu điều trị bằng cortisone.

Đánh lạc hướng của trẻ

Đây là cách hữu hiệu giúp trẻ “quên” đi những cơn ngứa, sự khó chịu trên vùng da bị viêm. Ba mẹ có thể chơi đùa cùng bé hoặc cho bé tham gia các trò chơi vận động, chơi đồ chơi, xem tivi,… để đánh lạc hướng của trẻ. Tuy nhiên, phải luôn quan sát chú ý xem bé có gãi ngứa không để đưa ra những cách đánh lạc hướng hiệu quả hơn.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ

Với trẻ bị viêm da, việc vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ là điều ba mẹ không thể bỏ qua. Đặc biệt, lưu ý cắt móng cho bé thường xuyên. Đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất – nguyên nhân khiến bệnh viêm da phát triển mạnh hơn khi trẻ đưa tay lên gãi.

Lưu ý về cách tắm cho trẻ

Nên tắm cho trẻ 2 tiếng trước khi ngủ, sử dụng sữa tắm thay thế cho xà phòng. Lưu ý nhiệt độ nước tắm không được vượt quá 30 độ C vì có thể gây bỏng rát cho da trẻ. Có thể ngâm mình cho trẻ trong khoảng 30 phút để tăng độ ẩm cho da.

Sử dụng thuốc để làm giảm ngứa

Sử dụng các dược liệu để làm giảm sự ngứa ngáy của trẻ luôn là cách hữu hiệu nhất. Tuy nhiên nên chắc chắn rằng những loại thuốc đó an toàn và hữu dụng với trẻ, được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và cho phép dùng.

8. Các biến chứng có thể xảy ra là gì?

Viêm da dị ứng có thể gây dày da, nhiễm trùng da do vi khuẩn và một số tình trạng viêm da liên quan đến dị ứng khác. Lạm dụng quá nhiều kem steroid có thể dẫn đến mỏng da và mô bên dưới da. Viêm da cơ địa làm giảm chất lượng giấc ngủ vì trẻ có thể bị ngứa dữ dội, ngoài ra còn có thể dẫn đến trầm cảm. 

9. Những lưu ý đặc biệt khi chăm sóc trẻ bị viêm da

  • Với những trẻ bị viêm da quanh miệng, nguyên nhân gây ra thường liên quan đến thức ăn và nước bọt. Vì vậy, đối với những trường hợp bệnh này, ba mẹ nên thường xuyên vệ sinh khu vực da quanh miệng cho trẻ. Lưu ý khi lau miệng cho trẻ bằng khăn mềm sau đó bôi thêm một lớp kem dưỡng ẩm. Đọc thêm cách phòng ngừa dị ứng mẩn ngứa cho trẻ như thế nào?

  • Giữ cho môi trường luôn sạch sẽ và thoáng mát. Hạn chế dùng lò sưởi, quạt sưởi để duy trì độ ẩm cho môi trường và da bé.

  • Không cho trẻ mặc những loại quần áo thô ráp, cứng gây chà xát làm tổn thương da. Lưu ý lựa chọn chất liệu cotton mềm mại và nhớ loại bỏ nhãn mác để tránh ảnh hưởng đến đến da bé.

  • Không nên sử dụng chăn len để đắp cho trẻ vì rất dễ gây nóng và phá tác ngứa. Thay vào đó nên chọn 1 chiếc chăn bông nhẹ, hoặc chăn chất liệu cotton.

  • Giữ quần áo của bé luôn mềm mại. Ba mẹ có thể tìm đến các sản phẩm nước xả vải thiên nhiên như Comfort Cho Da Nhạy Cảm để giữ quần áo luôn thơm tho sạch sẽ, với độ mềm mịn vừa phải, dễ chịu cho da.

  • Trường hợp trẻ không cải thiện sau 2 ngày điều trị hoặc có những dấu hiệu như nhiễm trùng da (nơi bị viêm nứt và chảy nước,…) ba mẹ lập tức đưa bé đi khám ngay và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Bài viết trên bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị, cách kiểm soát và những lưu ý về bệnh viêm da ở trẻ mà các mẹ cần quan tâm để chăm sóc thật tốt cho con của mình được khỏe mạnh. Huongluxury mong rằng những chia sẻ này có ích cho các mẹ trong việc bảo vệ con khỏi bệnh viêm da nhé!

>>>Xem thêm

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .