6 Thực đơn cho bé từ 2-5 tuổi suy dinh dưỡng

Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra lo lắng khi bé nhà mình đã 2-5 tuổi rồi nhưng vẫn thấp bé, ốm yếu hơn nhiều so với các quý vị cùng trang lứa. Nếu quý vị cũng đang đau đầu với vấn đề cân nặng của bé, hãy thử áp dụng những thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới đây nhé!

Gia đình


Để trẻ có thể phát triển cơ thể cả về cân nặng, chiều cao và trí tuệ, quý vị cần phải có kế hoạch trong việc lên thực đơn dinh dưỡng phù hợp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là dưới 5 tuổi thường có dấu hiệu suy dinh dưỡng. Đọc bài viết bên dưới để có cách tăng cân cho bé nhà quý vị nhé!

Thực đơn cho bé 5 tuổi cần có đủ chất và đủ lượng để bé phát triển toàn diện!

Quý vị sẽ cần:

  • thực đơn tăng cân cho bé
  • thực đơn tăng cân bé 5 tuổi

Suy dinh dướng là gì? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng? Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng?

  1. Suy dinh dưỡng là gì?

    Suy dinh dưỡng là sự thiếu hụt protein hoặc các vi chất dinh dưỡng, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tình trạng này xảy ra do trẻ ăn kém, ăn thiếu chất hoặc do bệnh tật gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể. Suy dinh dưỡng có 2 thể là suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi. 

    – Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: là trẻ có cân nặng dưới giới hạn bình thường theo tuổi và giới, thường phản ánh tình trạng thiếu chất ở trẻ trong thời gian không quá dài. 

    – Suy dinh dưỡng thấp còi: là tình trạng trẻ không đạt được chiều cao theo độ tuổi, giới. Đây là thể suy dinh dưỡng mãn tính, phản ánh sự tích lũy lâu dài quá trình suy dinh dưỡng hoặc nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại, và các thiếu hụt khác kéo dài qua nhiều thế hệ.

    Suy dinh dưỡng là sự thiếu hụt protein hoặc các vi chất dinh dưỡng trong cơ thể trẻ trong giai đoạn từ 2 đến 5 tuổi.

  2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

    Trẻ suy dinh dưỡng sẽ có nhiều cách nhận biết tùy theo mức độ. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là trẻ chậm tăng cân hơn so với cân nặng dự kiến, hoặc nặng hơn là đứng cân hay sụt cân. Trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao bình thường theo tuổi, giới. Ngoài ra, trẻ còn có thể có các biểu hiện như làn da trở nên nhợt nhạt, hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi, lừ đừ, dễ bệnh vặt. Với trẻ ở tuổi đi học có thể học tập sa sút.

    Để nhận biết chính xác hơn thì cách tốt nhất quý vị nên tiến hành kiểm tra cân nặng cho trẻ: mỗi 3 tháng/lần với trẻ bình thường và mỗi tháng 1 lần với trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng. Sau mỗi lần cân đo, quý vị cần lưu lại số ký trên biểu đồ tăng trưởng theo giới tính ở trẻ, quan sát chỉ số để biết trẻ suy dinh dưỡng hay không.

    1. Biểu hiện trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi:

    Với tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi, bé bị chậm phát triển chiều cao so với độ tuổi, giới tính. Chiều cao chỉ đạt dưới 90% so với mức tiêu chuẩn thì lúc đó trẻ đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

    Trung bình, chiều cao của trẻ khỏe mạnh lúc mới sinh ở mức khoảng 50cm, trong 3 tháng đầu, mỗi tháng bé sẽ tăng thêm 3cm, và trung bình khoảng 2cm các tháng tiếp theo. Như vậy quý vị có thể theo dõi theo chỉ số:

    – 1 tuổi: chiều cao gấp rưỡi lúc mới sinh, khoảng 75 cm.

    – 2 tuổi: khoảng 85 cm.

    – 4 tuổi: khoảng 100cm.

    – 4 – 10 tuổi: tăng đều mỗi năm khoảng 5 – 6 cm.

    2. Biểu hiện suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân:

    Ở thể suy dinh dưỡng này, quý vị sẽ có thể phát hiện dựa vào cân nặng của trẻ. Nếu trẻ không tăng trưởng như mức dự kiến, có thể nói là thấp hơn so với cân nặng chuẩn khoảng 20%, thì khả năng rất cao là trẻ đang gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng này. Theo tiêu chuẩn cân nặng trung bình của WHO thì:

    – 1 tháng tuổi: bé trai 4,5kg, bé gái là 4,2kg.

    – 3 tháng tuổi: bé trai 6,4kg, bé gái 5,8 kg.

    – 5 tháng tuổi: bé trai 7,5 kg, bé gái 6,9 kg.

    – 7 tháng tuổi: bé trai 8,3 kg, bé gái 7,6 kg.

    – 9 tháng tuổi: bé trai 8,9 kg, bé gái 8,2 kg.

    – 12 tháng tuổi: bé trai 9,6 kg, bé gái 8,9 kg.

    – 24 tháng tuổi: bé trai 12,2 kg, bé gái 11,5 kg.

    Đây được coi là thể suy dinh dưỡng thường gặp nhất. Nguyên nhân hầu hết là do lượng thức ăn bổ sung không phù hợp cho cơ thể trẻ, hoặc trẻ cai sữa mẹ quá sớm. Hay cũng có thể do tình trạng vệ sinh quá kém dẫn đến hệ tiêu hóa không được ổn định,…

    Để khắc phục tình trạng này, quý vị nên xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi đến 5 tuổi suy dinh dưỡng hoặc thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng nhằm giúp bé được bổ sung các dưỡng chất một cách tốt nhất.

    Dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng dựa trên chiều cao, cân nặng và độ tuổi theo những tiêu chí chuẩn của WHO

  3. Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

    1. Thực đơn cho bé không đủ dưỡng chất thiết yếu

    Trẻ bị suy dinh dưỡng đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó việc cung cấp chất dinh dưỡng không đúng cách và không cân đối thực đơn là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Do vậy, mẹ cần đảm bảo bữa ăn của bé được cung cấp đầy đủ chất đạm, canxi, vitamin và khoáng chất để bé không bị còi xương. Ngoài ra, mẹ nên nhớ rằng với mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ cần năng lượng khác nhau. Chẳng hạn như thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng sẽ khác hoàn toàn so với thực đơn cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng 5 tuổi.

    2. Trẻ có bệnh trong người

    Ngoài việc ăn uống, bệnh còi xương và suy dinh dưỡng cũng thường thấy ở những trẻ ít ngủ, lười vận động hoặc trẻ có tiền sử mắc bệnh nhiễm trùng.

    Thêm vào đó, việc ép trẻ ăn quá nhiều trong bữa ăn hoặc ép trẻ ăn những món ăn mà bé không thích cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Điều này khiến trẻ dễ mắc bệnh đường ruột hơn, cũng như cảm thấy sợ ăn hơn những đứa trẻ được tự do ăn uống.

    Thường xuyên kiểm tra cơ thể trẻ để biết trẻ có bệnh trong người hay không và điều chỉnh chế độ ăn đầy đủ và dinh dưỡng phù hợp cho trẻ


Tác hại của suy dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ


Suy dinh dưỡng có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, quá trình tăng trưởng và các chức năng khác của cơ thể.

  1. Tác hại của suy dinh dưỡng đối với hệ miễn dịch

    Suy dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể thiếu một số vi chất (kẽm, sắt, Vitamin,…) làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, từ đó khiến cho trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là nhiễm trùng, viêm đường hô hấp, đường ruột,… Chính vì vậy, quý vị cần chú ý khâu vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh nhằm hạn chế các vi khuẩn gây bệnh cho trẻ.

    Cơ thể sống nếu thiếu hụt sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm… thiếu Vitamin có thể dẫn đến các bệnh về da (đổi màu da,…).

    Riêng cần lưu lý nếu trong thực đơn cho bé 3 tuổi suy dinh dưỡng thiếu lượng protein trầm trọng sẽ dẫn đến các triệu chứng tóc gãy rụng, đổi màu, bụng phình to,… việc này dễ dẫn đến tử vong ở trẻ do thiếu hụt protein cấp tính.

  2. Làm trẻ chậm phát triển về thể chất

    Suy dinh dưỡng khiến cho cơ thể trẻ không hấp thu đủ các chất dinh dưỡng, kéo theo các hệ cơ quan của cơ thể phát triển chậm lại, bao gồm của cả hệ cơ xương.

    Đặc biệt, tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn nếu trẻ đã sớm mắc phải suy dinh dưỡng ngày từ lúc còn trong bụng mẹ, hoặc trước khi bé được 3 tuổi. Nếu bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ không thể phát triển chiều cao tối đa của cơ thể.

  3. Tác hại của suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến trí tuệ

    Suy dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt cả những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ như chất béo, chất đường, iot, sắt, DHA, Taurine… Các trẻ suy dinh dưỡng thường có khả năng học tập kém hơn do chậm phát triển trí lực, từ đó tăng nguy cơ bỏ học.

  4. Tăng nguy cơ bệnh lý và khả năng tử vong

    Suy dinh dưỡng khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, tạo môi trường thuận lợi để các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy… xâm nhập vào cơ thể trẻ. Các bé mắc bệnh khiến cho khả năng ăn uống kém, trong khi cơ thể cần được cung cấp năng lượng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến 54% trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi liên quan đến thiếu dinh dưỡng ở mức độ vừa và nặng.


Thực đơn cho bé 2-5 tuổi suy dinh dưỡng nên bổ sung


Khi bé trên 2 tuổi, quý vị không cần phải nấu cháo loãng hay cho bé ăn bột nữa. Lúc này, bé đã mọc nhiều răng và có thể ăn những món ăn như người lớn. Thực đơn cho bé 2-5 tuổi suy dinh dưỡng cần đảm bảo đủ năng lượng và đủ chất dinh dưỡng. Dưới đây là một số thực đơn cho bé 5 tuổi tăng cân Huongluxury gợi ý cho quý vị:

  1. Thực đơn tăng cân cho bé 5 tuổi 1:

    Bữa sáng: ½ cái bánh mì, 1 ly sữa 200ml.

    Bữa trưa: 1 chén cơm nát, thịt xay và trứng hấp, canh, trái cây.

    Bữa phụ: 1 phần súp nhỏ.

    Bữa chiều: 1 chén cơm nát, thịt bò xào mềm, canh, trái cây.

    Bữa phụ: 1 ly sữa.

  2. Thực đơn cho bé 5 tuổi tăng cân 2:

    Bữa sáng: 1 tô cháo thịt bằm nhỏ, trái cây

    Bữa trưa: 1 chén cơm nát, thịt xay sốt cà chua, canh, trái cây

    Bữa phụ: 1 cái bánh ngọt, 1 hộp sữa nhỏ

    Bữa chiều: 1 chén cơm nát, cá kho tộ, canh, trái cây

    Bữa phụ: 1 ly sữa.

  3. Thực đơn tăng cân cho bé 5 tuổi 3:

    Bữa sáng: 1 tô bún nhỏ, trái cây.

    Bữa trưa: 1 chén cơm nát, tôm rim cắt nhỏ, rau luộc, canh, trái cây.

    Bữa phụ: 1 hộp sữa chua, vài chiếc bánh quy.

    Bữa chiều: 1 chén cơm nát, mực xào thập cẩm, canh, trái cây.

    Bữa phụ: 1 ly sữa hoặc nước ép trái cây.

  4. Thực đơn cho bé 5 tuổi tăng cân 4:

    Bữa sáng: 1 chén nui nấu thịt, 1 ly sữa 200ml.

    Bữa phụ: 1 hộp váng sữa.

    Bữa trưa: 1 chén cơm, thịt bò xào khoai tây, canh, trái cây.

    Bữa phụ: 1 ly sữa.

    Bữa chiều: 1 chén cơm, canh, cá kho, trái cây.

    Bữa phụ: 1 ly sinh tố.

  5. Thực đơn cho bé 5 tuổi tăng cân 5:

    Bữa sáng: 1 phần súp, thêm phô mai.

    Bữa phụ: 1 phần bánh ngọt.

    Bữa trưa: 1 chén cơm, thịt kho, canh rau, trái cây.

    Bữa phụ: 1 hộp sữa chua, 1 cái bánh bông lan nhỏ.

    Bữa chiều: 1 chén cơm, nấm xào thịt bò, canh, trái cây.

    Bữa phụ: 1 ly sữa, 1 cái bánh bông lan hoặc bánh khác đều được.

  6. Thực đơn tăng cân cho bé 5 tuổi 6:

    Bữa sáng: 1 ổ bánh mì thịt, 1 ly sữa 200ml.

    Bữa phụ: 1 hộp váng sữa, trái cây.

    Bữa trưa: 1 chén cơm, thịt gà kho hoặc chiên, canh rau, trái cây.

    Bữa phụ: 1 ly sữa, vài chiếc bánh quy.

    Bữa chiều: 1 chén cơm, tôm rim mặn ngọt, rau súp lơ luộc, canh, trái cây.

    Bữa phụ: 2 miếng phô mai, bánh bông lan trứng muối.


Có một điều quý vị nên lưu ý là, khi phân chia thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng, quý vị hãy chia nhỏ số lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn, và tăng số lần ăn thành 6 bữa trong ngày. Điều này sẽ khiến bé dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn là việc nhồi nhét bé ăn quá nhiều trong một lần.


Bí quyết áp dụng thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi tăng cân thành công

Ngoài chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi hợp lý, để giúp quá trình tăng cân của bé an toàn và hiệu quả, bố mẹ cần nắm những điểm sau:

  • Luôn cho bé ăn đầy đủ 3 bữa 1 ngày.

  • Có thể cho trẻ ăn thêm bữa phụ để tăng cường năng lượng cho cơ thể.

  • Cho bé tham gia các khóa học hoặc hoạt động ngoài trời. Điều này vừa thúc đẩy, vừa giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và kích thích ăn uống.

Thực đơn cho bé 5 tuổi suy dinh dưỡng hay ở bất kỳ độ tuổi nào cũng cần đáp ứng cung cấp đủ 4 nhóm chất cơ bản là tinh bột, đạm, béo và vitamin, khoáng chất để bé có thể phát triển một cách toàn diện. Ngoài những bữa ăn do chính bàn tay chăm chút của mẹ, quý vị cần khuyến khích trẻ hoạt động nhiều hơn để cơ thể trao đổi chất hiệu quả hơn nhé!

>>> Xem thêm:

Tác giả: Google

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .

Những câu hỏi về thực đơn cho bé tăng cân khi bị suy dinh dưỡng

Nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng là gì?

Trẻ bị suy dinh dưỡng chủ yếu là do cung cấp chất dinh dưỡng không đúng cách và không cân đối thực đơn

Trong thực đơn cho bé 5 tuổi tăng cân cần có những gì?

Trong thực đơn tăng cân cho bé 5 tuổi phải có đầy đủ chất dinh dưỡng như: chất đạm, canxi, vitamin và khoáng chất để bé không bị còi xương

Biểu hiện của trẻ khi bị suy dinh dưỡng thấp còi là gì?

Nếu trẻ nhà quý vị không đạt những tiêu chuẩn sau thì có thể con quý vị đang bị suy dinh dưỡng: 1 tuổi: chiều cao gấp rưỡi lúc mới sinh, khoảng 75 cm; 2 tuổi: khoảng 85 cm; 4 tuổi: khoảng 100cm; 4 – 10 tuổi: tăng đều mỗi năm khoảng 5 – 6 cm.