7 Mô hình kinh doanh tại gia cho phụ nữ nông thôn khởi nghiệp

Nói đến nông thôn, đa phần mọi người đều nghĩ đến những công việc chân lấm tay bùn như làm nông, chăn nuôi gà lợn, trồng lúa cuốc đất… Tuy nhiên, thời buổi kinh tế thị trường bùng nổ, tác động mạnh đến các hoạt động quản lý, trao đổi và buôn bán hàng hóa. Từ đó, các ngành nghề canh tác nông thôn ngày một phát triển và “thay da đổi thịt”. Vì thế, ngày càng có nhiều chị em phụ nữ ở nông thôn đua nhau khởi nghiệp, thậm chí là phất lên thành công. Dưới đây là các mô hình kinh doanh dành cho phụ nữ nông thôn quý vị có thể tham khảo.

Sự bền vững

1. Kinh doanh thực phẩm xanh – sạch

Có thể nói, việc áp dụng các mô hình trồng rau sạch và kinh doanh các loại thực phẩm này là một ý tưởng không thể tuyệt vời hơn để phụ nữ khởi nghiệp, đặc biệt là ở nông thôn với vốn đất đai phì nhiêu, màu mỡ, diện tích canh tác rộng. Quý vị có thể chọn các mặt hàng không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của bất cứ gia đình nào như rau củ quả, nhất là khi chúng được trồng ngay tại chính mảnh vườn của nhà quý vị.

Hoặc nếu không thì quý vị cũng có thể tìm kiếm một đối tác sản xuất những loại thực phẩm này. Sau đó, quý vị nhập về và mở một cửa hàng kinh doanh để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (khâu kinh doanh). Tuy nhiên, quý vị cần phải đảm bảo chất lượng đầu vào (nguồn gốc, quy trình sản xuất) bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm mà quý vị đưa đến khách hàng.


2. Buôn bán đặc sản vùng miền

Bất cứ một địa phương nào cũng có những món đặc sản. Một trong những ý tưởng để phụ nữ khởi nghiệp đó là quảng bá, giới thiệu và phát triển những sản vật của quê hương mình đến khách du lịch ở thị trường trong nước, và có thể xa hơn là khách du lịch quốc tế. 

Tuy nhiên, để thực hiện một cách hiệu quả, chị em cần nghiên cứu và tham khảo kỹ lưỡng những yếu tố liên quan như khẩu vị, thị hiếu khách hàng, nguồn vốn đầu tư… và quan trọng là phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.


3. Mở cửa hàng tạp hóa

Đây là hướng kinh doanh được khá nhiều phụ nữ khởi nghiệp ở nông thôn lựa chọn. Cùng với sự lưu thông hàng hóa ngày một lớn mạnh, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng ngày càng cao không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn. 

Quý vị nên chọn những địa điểm đông người, dễ kinh doanh như ở mặt tiền đường, khu dân cư hoặc gần chợ, gần trường học, bệnh viện… Bên cạnh đó, đa dạng các mặt hàng kinh doanh cũng là một cách thu hút khách đến cửa tiệm của quý vị. Hay cũng có thể áp dụng công nghệ như các phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng để giúp cho việc kinh doanh trở nên thuận tiện hơn.


4. Khu vui chơi thiếu nhi

Các mô hình này hiện chỉ tập trung ở những đô thị lớn, còn nông thôn thì hiện đang chưa được nhân rộng. Nếu quý vị có dư một khoảng đất trống không dùng đến thì có thể xây một khu vui chơi dành cho trẻ em. Trong đó, quý vị hãy bố trí các đồ chơi an toàn cho trẻ và xây dựng nhiều trò chơi thông minh kích thích khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ. Những nơi tập trung đông dân cư là địa điểm lý tưởng cho loại hình này.

Bên cạnh đó thì vào những dịp lễ hội, quý vị cũng có thể cho thuê làm các tụ điểm, hội chợ, triển lãm, và phục vụ thêm các dịch vụ cung cấp đồ ăn nhẹ như kem, nước, xúc xích, cá viên chiên…


5. Nhà vườn sinh thái

Quý vị có một khu vườn trồng toàn cây ăn trái nhờ vào độ màu mỡ, phì nhiêu của đất đai? Vậy thì còn chần chờ gì nữa mà không tận dụng để làm nhà vườn sinh thái! Khá nhiều phụ nữ khởi nghiệp ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang… lựa chọn mô hình kinh doanh này. 

Bên cạnh đó, quý vị còn có thể kinh doanh thêm những dịch vụ như đờn ca tài tử, ăn trái cây và mua rau sạch tại vườn, câu cá giải trí… để tạo không gian cho khách du lịch có thể nghỉ ngơi và thư giãn. Một điều cần chú ý đó là quý vị cần đảm bảo môi trường và cảnh quan xung quanh được xanh, sạch, tự nhiên.


6. Các dịch vụ quảng cáo, in ấn

Mới nghe thì có vẻ mới mẻ, vì những dịch vụ này thường chỉ xuất hiện ở những thành phố lớn. Thế nhưng, đây lại là một ngành “hot” ở khu vực nông thôn trong những năm gần đây. 

Nhà hàng, quán xá tại nông thôn đang ngày một nở rộ, nên nhu cầu bảng hiệu quảng cáo cũng từ đó tăng lên. Ngày xưa khi các băng rôn, khẩu hiệu chủ yếu là thủ công bằng tay thì hiện nay với sự phát triển của công nghệ, vật liệu cũng như hình thức in ấn, những biển quảng cáo đầy màu sắc với mẫu mã bắt mắt đang dần thay thế cho các cách làm truyền thống, và cũng được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn.


7. Mô hình trang trại sạch

Với sự tỉ mẩn và bản tính chịu khó, cần cù, mở trang trại chăn nuôi sạch đang là hướng đi được khá nhiều phụ nữ khởi nghiệp ở nông thôn chọn lựa. Trong lúc thị trường ngày nay còn đang hoang mang về thực phẩm bẩn, việc đầu tư vào hệ thống chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ là một ý tưởng rất tiềm năng. Tất nhiên là quý vị phải có hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi, các biện pháp phòng tránh dịch bệnh…


Chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” đồng hành cùng phụ nữ nông thôn trong quá trình khởi nghiệp

Có một thực tế rằng, rất nhiều phụ nữ nông thôn “ấp ủ” ước mơ làm kinh tế nhưng phải chùn bước vì có rất nhiều rào cản. Bởi vì, một số phụ nữ nông thôn thiếu kinh nghiệm, kiến thức quản lý, xây dựng doanh nghiệp và bán hàng. Bên cạnh đó, phần nhiều vì nguồn vốn kinh doanh chưa huy động được nên họ khó lòng đứng ra kinh doanh được.

Thấu hiểu những khó khăn của phụ nữ nông thôn khi muốn khởi nghiệp, nhãn hàng Sunlight hợp tác với Hội liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam đã phát động chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế”. Chương trình nhằm tạo cơ hội cho hàng nghìn phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng được tiếp cận nguồn vốn ban đầu, trang bị kiến thức và kỹ năng làm kinh tế, đồng thời truyền cảm hứng cho họ để có thể tự tin làm kinh tế, tự chủ và hạnh phúc hơn.

Là một chương trình mang đậm tính nhân văn, “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế” hướng đến mục tiêu 2000 phụ nữ được truyền cảm hứng tự tin làm kinh tế, 1000 ý tưởng được kết nối vốn vay tài chính, 700 phụ nữ được đào tạo, trang bị kiến thức & kỹ năng, 29 dự án tiêu biểu được trao giải thưởng dự án khởi nghiệp cấp quốc gia. 

  • Phạm vi triển khai: 10 tỉnh, thành toàn quốc bao gồm: Lào Cai, Nghệ An, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Bến Tre và Đồng Tháp.
  • Đào tạo kỹ năng quản lý, kinh doanh: Trong tháng 9 và 10 năm 2020, Sunlight sẽ phối hợp cùng Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức các buổi đào tạo kỹ năng: Lựa chọn ý tưởng kinh doanh; Lập kế hoạch kinh doanh, cách bán hàng; Quản lý nguồn vốn và lợi nhuận kinh doanh; Giao tiếp và tư vấn khách hàng; Quản lý thời gian.
  • Kết nối vay vốn: Trong tháng 11 và 12, chương trình sẽ trao tặng giải thưởng và kết nối vay vốn tài chính vi mô từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại mỗi tỉnh cho các dự án khởi nghiệp tiêu biểu.

Có thể thấy, phong trào phụ nữ khởi nghiệp không chỉ là “cuộc chơi” tại các thành phố lớn, mà ở nông thôn, chị em cũng có thể áp dụng những mô hình kinh doanh trên để làm giàu ngay trên chính quê hương mình!

>>> Xem thêm: