Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Bệnh tay chân miệng là căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tử vong. Tham khảo bài viết này để biết cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả.

Gia đình

Bệnh tay chân miệng là gì?

Đây là bệnh do  virus gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh lây qua đường tiêu hóa, gây sốt, xuất hiện mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân và miệng. Bệnh tay chân miệng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng bệnh tay chân miệng, căn bệnh sẽ không còn nguy hiểm.

Độ tuổi thường bị tay chân miệng

Tất cả những người chưa từng mắc bệnh tay chân miệng đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, bệnh phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi. Nguyên nhân là vì trẻ em có ít kháng thể và hệ miễn dịch còn yếu.

Hầu hết người lớn đều miễn dịch với bệnh tay chân miệng. Và không phải ai nhiễm bệnh cũng có triệu chứng rõ ràng. Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt là hiện tượng thường gặp.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

–  Trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ nước mũi, nước bọt của người bệnh xung quanh, nhất là khi chơi cùng với các trẻ đã bị nhiễm bệnh.

– Trẻ cầm vào đồ chơi, vật dụng, nền nhà,…có dính virus gây tay chân miệng, sau đó vô tình cho tay vào mắt, mũi, miệng khi chưa được vệ sinh tay sạch sẽ.

–  Ba mẹ hoặc người chăm sóc trẻ không rửa tay thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây sang trẻ nhỏ. 

–  Hệ miễn dịch của các bé còn yếu, nên khả năng chống lại với tác nhân gây bệnh rất kém.

Vì bệnh dễ lây lan, cho nên để đảm bảo an toàn, cách tốt nhất là nên chủ động phòng bệnh tay chân miệng và đảm bảo vệ sinh không gian sống.

Biểu hiện bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu tay chân miệng như sau:

Ở giai đoạn đầu, trẻ sẽ có những biểu hiện bị cảm cúm, quan sát kĩ sẽ thấy trẻ thường mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ (dao động từ 38 – 39°C). Đặc điểm dễ phát hiện rõ nhất đó là sẽ xuất hiện các nốt mụn nước trên da trẻ. Các mụn nước này sẽ nổi xung quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn,…

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sẽ rất khó để xác định bệnh khi chỉ thấy bóng nước bên trong họng vì trẻ còn quá nhỏ để thể hiện được bằng ngôn ngữ. Vì vậy, ba mẹ cần quan sát tinh tế, nếu thấy trẻ bị sốt và có dấu hiệu ngừng ăn uống hoặc thì quý vị hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chữa trị và tham khảo cách phòng bệnh tay chân miệng sớm nhất.

Ngoài các dấu hiệu sốt, nổi ban đỏ, bỏ ăn hoặc không muốn ăn, thì còn thêm một vài dấu hiệu như:

– Cơ bắp đau nhức, đau đầu, cứng cổ.

– Cảm giác bồn chồn.

– Trẻ ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn bình thường. Trong lúc ngủ có thể hay giật mình.

–  Với trẻ nhỏ thường có biểu hiện chảy nước dãi liên tục vì đau họng.

–  Trẻ chỉ thích thức ăn dạng lỏng và thức uống lạnh.

Nếu biết cách phòng bệnh tay chân miệng, tỷ lệ nhiễm bệnh sẽ thấp hơn.

Cách phòng bệnh tay chân miệng

Dưới đây là hướng dẫn phòng chống bệnh tay chân miệng hiệu quả cho bé và cả gia đình.

  1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em). Đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

  2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ, cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi cho bé chưa được khử trùng.

  3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, đồ dùng cá nhân của trẻ.

  4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

  5. Sử dụng nhà vệ sinh đúng cách, đặc biệt cách ly bệnh nhân bằng nhà tiêu riêng (nhà vệ sinh riêng hoặc bô tiểu riêng).

  6. Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

– Uống thuốc theo toa của bác sĩ

– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Nếu trẻ còn bú, cho trẻ bú đủ.

– Vệ sinh răng miệng, tay chân của bé sạch sẽ.

– Cho trẻ nghỉ học, nghỉ ngơi ở nhà. Đây là cách phòng bệnh tay chân miệng ở trường mầm non hiệu quả nhất, tránh để lây lan giữa các bé.

– Tái khám liên lục trong 8 – 10 ngày đầu mắc bệnh (1 – 2 ngày 1 lần)

Dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng

Bệnh dần dần tốt lên khi bé hạ sốt, các mụn nước dần khô lại, bớt đỏ và biến mất từ từ. Trẻ ăn ngon hơn, ít quấy khóc và không gãi lên các mụn nước.

Phương pháp phòng bệnh tay chân miệng cho cả gia đình

Ba mẹ đều cần thường xuyên lau dọn nhà cửa, khử trùng trong nhà. Đặc biệt là các khu vực sinh hoạt chung của gia đình. Bởi vì cả người lớn và trẻ nhỏ đều hoàn toàn có khả năng mắc bệnh dịch tay chân miệng.

Dưới đây là một số hình ảnh bệnh tay chân miệng:

Trên đây là thông tin tổng quan về bệnh tay chân miệng và cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả. Theo dõi Huongluxury để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho sức khỏe và cuộc sống.

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Unilever Vietnam. .