Đừng để ngộ độc thực phẩm cản trở quý vị vui chơi dịp Tết này!

Ngày tết chúng ta ăn uống thả ga với nhiều món ăn, bánh kẹo… mà đôi khi quên mất việc đảm bảo ăn uống đúng chất, đúng cách từ đó mà có nhiều trường hợp ngộ độc thức ăn. Đừng để ngộ độc thức ăn cản trở quý vị vui chơi dịp tết này! Cùng theo dõi những nguyên tắc sau đây.

Gia đình

Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Trước hết cần điểm qua các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm, để có thể phòng ngừa thật tốt.

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm thường gặp do nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật với hàm lượng cao trong các loại rau quả, các chất bảo quản thực phẩm, chất phụ gia ngoài danh mục cho phép, sử dụng hàn the,  phẩm màu thực phẩm trong chế biến các loại chả, nem, bánh mứt ngày Tết không rõ nguồn gốc…

  • Một số thực phẩm có chứa độc tố có thể gây nhiễm độc như nấm độc, cá nóc, bạch tuộc… Ngoài ra, những loại thực phẩm như thịt, thức ăn thủy hải sản gồm tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến; các loại rau, củ gần nguồn nước bị ô nhiễm có thể bị nhiễm khuẩn và gây ngộ độc.

  • Các loại nước ngọt, rượu, bia cũng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn. Nước ngọt có chứa một lượng đường hóa học, chất gây sinh hơi, có khi có chất độc như kim loại nặng, chất tạo màu, tạo mùi hoặc bị nhiễm nấm, không đảm bảo an toàn vệ sinh. Đáng lo ngại nhất là khi gặp loại rượu bia giả với nhãn mác nhập ngoại, chất lượng cao nhưng thực sự lại kém chất lượng.

  • Một nguyên nhân được coi là phổ biến nhất dẫn đến tình trạng ngộ độc thức ăn đó là do điều kiện bảo quản thực phẩm không hợp lý. Bảo quản thức ăn quá lâu ngày, dùng đi dùng lại các món ăn, thức uống không bảo đảm an toàn vệ sinh,..là những lí do khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể và gây ngộ độc thực phẩm, đe dọa đến sức khỏe của gia đình.

>>> Xem chi tiết: 

Những nguyên tắc an toàn phòng tránh ngộ độc thực phẩm

1. Dự trữ thức ăn vừa đủ và khoa học

Trong những ngày lễ tết, việc giữ thức ăn, thực phẩm trong tủ lạnh là một lựa chọn tiện lợi và tiết kiệm. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc dự trữ nên ở mức vừa đủ tránh lạm dụng quá nhiều và dự trữ quá lâu. Hơn nữa việc dự trữ, sắp xếp các loại thực phẩm trong tủ lạnh một cách khoa học cũng rất quan trọng.

  • Thịt, cá tươi sống cần được bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh. Nên chia thực phẩm thành từng phần bao gói kín hoặc để trong hộp đậy nắp kín.

  • Đối với ngăn mát các thức ăn đã chế biến, nhiệt độ nơi đây ổn định nhất nên giữ được tốt hơn.

  • Với các ngăn dưới, nhiệt độ lạnh hơn ngăn trên nên trữ được trứng, sữa, hoặc các loại thịt, hải sản muốn dùng nhanh hay rã đông ở đây.

  • Các loại rau, củ quả để bảo quản các thực phẩm này luôn được tươi ngon. Nên giữ chúng trong các tủ hộp tủ lạnh nên phù hợp nhất . Lưu ý, nên để rau và trái cây riêng biệt nhau. Vì một số loại trái cây thải ra ethylene (táo, đào, lê…) có thể làm vàng lá rau hoặc làm củ nhanh mọc mầm dễ gây độc tố.

  • Nên bọc kỹ thịt, hải sản hoặc cho vào hộp đậy kín để tránh rỉ nước và bốc mùi làm bẩn tủ và các thực phẩm khác.

2. Đảm bảo an toàn khi chế biến thực phẩm

Khi chế biến thực phẩm, quý vị cần đặc biệt chú ý tới lựa chọn nguyên liệu tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các loại thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật rất dễ bị nhiễm khuẩn. Do đó cần chú ý:

  • Tránh chế biến các món gỏi, sống, tái…

  • Không chế biến các thực phẩm quá hạn, bị ôi thiu.

  • Nên dùng riêng các dụng cụ nấu nướng chế biến riêng cho từng loại món ăn khi sơ chế thịt cá sống như dao, thớt, thau… Tuyệt đối không dùng chung các dụng cụ này với rau củ quả hay thức ăn chín.

  • Rửa tay sạch trước khi chế biến.

  • Rau sống và hoa quả tươi cần được rửa sạch với nước muối hoặc dung dịch thuốc tím.

  • Cách tốt nhất là nên rã đông thực phẩm trong tủ lạnh để tránh nguy cơ phát triển vi khuẩn có hại trong thời gian rã đông. Hạn chế rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng

  • Rửa các dụng cụ bếp như dao, kéo, thớt… bằng nước rửa chén thiên nhiên.

3. Phòng tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch

Tết đến gia đình quý vị đi du lịch thì cũng cần lưu ý vấn đề an toàn thực phẩm để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm trong những ngày tết rộn rã nhé.

  • Quý vị nên chuẩn bị đồ khô, thực phẩm đóng gói và tiệt trùng để mang theo như bánh mì, khoai tây chiên, thức ăn đóng gói, đồ hộp… thường sẽ an toàn hơn.

  • Ưu tiên lựa chọn thức ăn nóng và nấu chín. Thức ăn bên ngoài đã không mấy đảm bảo an toàn, đối với các món ăn nguội lại càng đáng lo hơn. Do đó khi đi du lịch quý vị nên lựa chọn các thức ăn nóng và nấu chín hạn chế ăn thức ăn sống, nguội. Nhiệt độ khi đun nóng giúp tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn giúp đảm bảo sức khỏe hơn.

  • Uống  nước chín hoặc nước đóng chai sẽ an toàn hơn: Quý vị nên nước uống đóng chai, nước trong lon hoặc đồ uống nóng (đối với trà, cà phê) hạn chế sử dụng đá và nước máy, đặc biệt là những nơi nguồn nước không thực sự đảm bảo an toàn.

Trên đây là những nguyên tắc khi ăn uống ngày tết giúp phòng tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm, cho gia đình có một cái tết trọn vẹn và hạnh phúc. Cả nhà lưu ý nhé!

>>> Xem thêm:

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Unilever Vietnam. .