5 Cách chăm sóc bệnh viêm phế quản tại nhà giúp trẻ nhanh khỏi

Viêm phế quản là bệnh phổ biến mà trẻ em dễ mắc phải. Bệnh viêm phế quản nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến viêm phổi. Vậy cha mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản nhanh khỏi chưa? Cùng tham khảo các thông tin hữu ích sau đây nhé!

Gia đình

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em gây ra bởi virus nên việc sử dụng thuốc kháng sinh là chưa cần thiết. Khi trẻ mắc bệnh, nguyên tắc lưu ý là cha mẹ cần thường xuyên giúp trẻ làm sạch các đường phế quản bằng cách hút đàm nhớt ra khỏi cuống phổi, mũi để trẻ dễ thở, tránh bị nhiễm khuẩn. Nếu bé sốt cao trên 38 độ thì có thể cho bé uống thuốc để giúp bé hạ sốt.

Những trẻ nào dễ mắc bệnh viêm phế quản

Trẻ bị béo phì

Một nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ số khối cơ thể cao có liên quan tới bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do sự giảm hoạt động của hệ hô hấp và hạn chế luồng khí có thể bị gây nên bởi trọng lượng cơ thể dư thừa. Vì thế, bố mẹ cần lưu ý duy trì cân nặng phù hợp là một trong những cách giảm nguy cơ bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị dị ứng hô hấp với phấn hoa, bụi nhà, lông động vật

Với những bé có cơ địa dễ dị ứng thì khả năng phản ứng của phế quản cũng cao hơn, đặc biệt khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật. Do đó, trẻ dễ bị bệnh viêm phế quản hơn các bé khác trong điều kiện sống tương tự. Gia đình cần chú ý vệ sinh nơi sinh sống thường xuyên, cho bé đeo khẩu trang khi ra ngoài để làm giảm những triệu chứng dị ứng cũng như phòng các bệnh về hô hấp khác. 

Trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá

Khói thuốc lá chứa khoảng 4000 chất động hại, gây nguy hiểm cho cả người hút lẫn người tiếp xúc. Chúng gây viêm các tế bào lông chuyển đường hô hấp. Đặc biệt, nếu hít phải thuốc lá từ sớm và thường xuyên thì con có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản ở trẻ em rất cao và ở dạng mãn tính. 

Trẻ sống trong những ngôi nhà có độ ẩm cao và có nấm mốc

Môi trường và không khí ẩm thấp cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Đặc biệt, vào mùa nồm ở miền Bắc, độ ẩm không khí rất cao, thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Do đó, bố mẹ cần lưu ý sử dụng máy lọc không khí, hút độ ẩm thường xuyên để giảm nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu nào cảnh báo nên đưa trẻ đến bác sĩ khám 

Trẻ khó thở và tím tái

Với các bé dưới 5 tuổi chưa nhận thức được việc khó thở là như thế nào, do đó bố mẹ hoặc người thân có thể tự đánh giá và phát hiện thông qua cách đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên hoặc khi ngủ trong vòng 1 phút. Nên đếm khoảng 2-3 lần để cho ra kết hợp chính xác nhất. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức độ thở nhanh của trẻ được tính như sau:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở từ 60 lần/phút.

  • Trẻ 2 tháng – 12 tháng tuổi: Nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên.

  • Trẻ từ 1- 5 tuổi: Nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên.

Sốt cao

Khi bị bệnh viêm phế quản ở trẻ em bé thường có biểu hiện sốt cao trên 39 độ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt hoặc co giật. Lúc này bố mẹ cần đưa bé tới bệnh viện nhanh chóng để được kịp thời cấp cứu và điều trị.

Ho, ngủ li bì, bỏ bú

Bố mẹ cũng cần lưu ý nếu trẻ có các dấu hiệu như ho kéo dài không ngừng, trong khi ho mặt đỏ bừng (ho gà) thì cần đưa tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị dứt điểm. Ngoài ra, còn những triệu chứng như trẻ ngủ li bì, khó đánh thức, trẻ bỏ bú sữa cùng cần được quan tâm, để mắt tới. 

Điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em bằng chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Do sức đề kháng của bé còn non yếu, cơ thể bị mất nước, suy kiệt nên cha mẹ cần tăng cường trái cây và rau xanh. Cha mẹ nên chọn các loại trái cây giàu vitamin C, E, A như cam, quýt, đu đủ, dâu tây, các loại quả mọng,… các loại rau xanh giàu chất oxy hóa như rau bina, bông cải xanh, cà rốt,…

Bên cạnh đó, trẻ mắc viêm phế quản thường khó tiêu nên cha mẹ nhớ cho bé ăn nhiều bữa và sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng và  dễ tiêu như ngũ cốc, đậu Hà Lan, sữa (với hàm lượng chất béo thấp), đậu phụ,…

Uống nhiều nước (đặc biệt là nước ấm) giúp cơ thể bé đào thải độc tố, chống mất nước, giảm tình trạng viêm, khô họng. Đối với bé bị sốt cao và bị tiêu chảy, cần bổ sung oresol bù điện giải.

Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý tránh các loại thực phẩm sau: các đồ ăn chứa nhiều đường, nước ngọt có gas, các đồ ăn khó tiêu,…

Chú ý đến vệ sinh cá nhân và môi trường sống của bé bị bệnh viêm phế quản

Khi trẻ mắc bệnh viêm phế quản, cha mẹ cần chú ý các vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường sống của bé, cụ thể như sau:

  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, thay quần áo và lau mồ hôi của trẻ hàng ngày, tránh mặc đồ quá nóng, quá bí….

  • Giữ cho môi trường sống của bé sạch sẽ. Cha mẹ cần thường xuyên lau dọn nhà cửa, thay ga giường và chăn nệm thường xuyên, hạn chế cho bé tiếp xúc với lông chó mèo, khói bụi, khói bếp than củi, khói thuốc,…

  • Chú ý vệ sinh các dụng cụ ăn uống và nhà bếp của bé như thìa, bát, bình sữa, cốc uống nước… Cha mẹ nên sử dụng các loại dung dịch làm sạch từ thiên nhiên để vừa làm sạch khuẩn, vừa có mùi thơm mát giúp bé ăn uống ngon miệng hơn.

  • Cách ly bé với người lớn hoặc các bé khác đang mắc bệnh đường hô hấp.

Trên đây là những thông tin hữu ích mà cha mẹ cần nắm được khi điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Các bậc phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên để có cách xử lý kịp thời.

Lưu ý rằng việc vệ sinh cá nhân và các dụng cụ ăn uống của bé là thực sự quan trọng. Cha mẹ hãy sử dụng nước rửa chén Sunlight Diệt khuẩn có chiết xuất từ Chanh tươi và Bạc hà tự nhiên. Nước rửa chén giúp làm sạch khuẩn, dịu nhẹ an toàn với da tay làm bí quyết vệ sinh các dụng cụ nhà bếp, khiến bé ăn tốt hơn và mau khỏi bệnh hơn nhé!

>>> Xem thêm: áo bị lem màu

cách vệ sinh cục nóng máy lạnh

lau kính bằng gì cho sạch

cách tẩy vết máu khô

cổ áo thun bị giãn phải làm sao

cách giặt áo len

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .