Làm thế nào để cân đối thu chi trong gia đình?

Lập kế hoạch cho các khoản chi tiêu trong gia đình giúp quý vị chủ động hơn với ngân sách của bản thân giúp tiết kiệm được một khoản tiền nhất định. Dưới đây là danh sách những khoản chi tiêu trong gia đình mà chuyên gia tài chính khuyên quý vị nên áp dụng.

Sự bền vững


Để giải đáp câu hỏi chi tiêu trong gia đình là gì? Đầu tiên, quý vị phải biết được các khoản thu chi của gia đình hiện tại và lên danh sách. Điều này sẽ giúp quý vị rất nhiều trong cách quản lý chi tiêu của gia đình. Những thông tin sau sẽ giúp quý vị hình dung rõ hơn về cách quản lý cũng như là biết được làm thế nào để cắt giảm phần chi tiêu của gia đình hợp lý nhất.

Quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả giúp tiết kiệm ngân sách tối ưu nhất.

Nguyên nhân, các khoản chi tiêu trong gia đình và các phương pháp chi tiêu hiệu quả


Tìm hiểu nguyên nhân cần lập kế hoạch chi tiêu để biết được chi tiêu trong gia đình là gì, giúp quý vị nhận thấy các khoản chi tiêu của gia đình hiện tại và lựa chọn các phương pháp chi tiêu hợp lý nhất cho gia đình của mình.

  1. Tại sao nên lập kế hoạch cho các khoản chi tiêu trong gia đình?

    Trong gia đình có con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học, quý vị sẽ có rất nhiều mục cần phải chi tiêu. Đó có thể là những chi phí định kỳ hay những khoản phát sinh đột ngột. Nếu quý vị không lập kế hoạch và liệt kê các khoản chi tiêu trong gia đình rõ ràng, tình hình tài chính sẽ khó mà có thể kiểm soát được và gây ra nhiều rắc rối. 

    Rất nhiều người có thu nhập cao, song song đó thì mục đích chi tiêu cũng không ít. Đó cũng chính là lý do nhiều gia đình hay thiếu hụt và không đạt được mục tiêu tiết kiệm tiền lo cho tương lai. Lời khuyên dành cho quý vị là cần phân chia các khoản chi tiêu thật hợp lý để tránh bị động trước những tình huống phát sinh như ốm đau, hiếu hỉ… 

    Đặc biệt, việc mất cân bằng tài chính là một trong những nguyên nhân khiến cho cuộc sống gia đình, hôn nhân phát sinh những mâu thuẫn không đáng có. Do đó, để không gặp phải quá nhiều áp lực về tài chính, gia đình quý vị nên có kế hoạch kiểm soát chi tiêu trong gia đình cụ thể, đặc biệt là khi con sắp đến thời điểm nhập học. 

    Lập kế hoạch chi tiêu giúp cân bằng tài chính và có kế hoạch kiểm soát chi tiêu trong gia đình hiệu quả.

  2. Các khoản chi tiêu trong gia đình gồm những gì?

    Các khoản chi tiêu gia đình có thể hiểu đơn giản là sự phân chia chi phí sinh hoạt cần thiết của tất cả các thành viên trong gia đình như là tiền thuê nhà, tiền mua thức ăn, điện, nước, học tập, giải trí, giao tiếp xã hội,… Để hiểu rõ hơn vấn đề này, quý vị có thể tham khảo cách phân chia một số khoản chi tiêu chính trong gia đình dưới đây:

    1. Chi cho ăn uống, may mặc, ở

    Chi cho nhu cầu mua quần áo; chi phí ăn uống như tiền mua thức ăn hàng ngày, các bữa ăn ở trường cho con. Đối với những gia đình chưa có nhà ở ổn định thì phải có thêm khoản trả tiền thuê nhà.

    Ngoài các khoản chi phí trên còn có các khoản như trả thế chấp, thuế bất động sản và các phí tiện ích như điện, nước,…. Một số loại chi phí này có thể dao động hàng tháng, vì vậy quý vị cần ghi nhớ để không xảy ra các khoản vượt mức.

    2. Chi cho nhu cầu đi lại

    Chi phí thuê hoặc mua xe ô tô, xe máy trả góp; chi phí đi lại đến nơi làm việc mà các thành viên trong hộ gia đình sử dụng chẳng hạn như taxi hoặc xe buýt; chi phí xăng dầu; chi phí bảo dưỡng và sửa chữa xe. Ngoài ra còn các khoản thu dịch vụ khác.

    3. Chi cho việc bảo vệ sức khỏe

    Đó là các khoản như khám chữa bệnh, tiền thuốc theo toa hay thuốc bồi bổ sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ, bảo hiểm y tế hay các khoản phí chăm sóc sức khỏe khác của ông bà, cha mẹ, con cái.

    4. Chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần

    Nhu cầu văn hóa tình thần là những nhu cầu như: nghỉ ngơi, giải trí, học tập, xem phim, giao tiếp xã hội,…

    5. Chi cho học tập

    Các chi phí giáo dục như: học thêm, mua đồng phục đi học, sách giáo khoa, máy tính cá nhân, văn phòng phẩm, bút viết và học phí; tiền học nâng cao của ba mẹ.

    6. Chi cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí

    Chi phí cho việc giải trí và tiêu khiển như đi xem phim vào cuối tuần hay các chuyến đi công viên, viện bảo tàng hoặc đăng ký dịch vụ truyền hình.

    Tiền chi cho các kỳ nghỉ, chi phí tham gia vào các sở thích như mua sắm các vật dụng gia đình và cho cá nhân, phí thành viên câu lạc bộ.

    Ngoài các khoản chi phí này ra còn có các khoản như về quê thăm ông bà đối với các hộ gia đình xa quê. Hay các khoản thuê người trông trẻ hoặc trả tiền trông trẻ cho ba mẹ đi làm.

    Tuy nhiên, sự cần thiết của các khoản chi tiêu như vậy có thể được đặt ra khi lập ngân sách để duy trì các nhu cầu thiết yếu của một hộ gia đình. Nếu các khoản chi tiêu trong gia đình vượt quá khả năng chi trả của quý vị, thì có thể xảy ra gia tăng nợ nần và hậu quả lớn hơn.

    7. Chi cho nhu cầu giao tiếp xã hội

    Chi cho đám tiệc, hội họp, thăm viếng, quà sinh nhật hay các dịp lễ, quyên góp cho các tổ chức từ thiện,…

    Ngoài ra, còn có các khoản chi dự trù cho tương lai như là tiền tiết kiệm ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ,…

    Với 7 khoản chi tiêu trong gia đình được nêu trên, quý vị có thể chia nhỏ hơn nữa để kiểm soát và quản lý chặt chẽ.

  3. Phương pháp chi tiêu JARS

    Đây là một phương pháp quản lý chi tiêu, tài chính hiệu quả được nhiều người sử dụng. Số tiền mà gia đình quý vị kiếm được sẽ chia thành 6 phần ứng với những khoản chi tiêu khác nhau. Trong đó:

    1. Chi cho nhu cầu thiết yếu chiếm 55% thu nhập

    Đây là số tiền được dùng để chi tiêu cho những nhu cầu cần thiết hàng ngày như ăn uống, đi lại, tiền điện nước, chi phí giáo dục cho con cái…

    2. Tiền tiết kiệm chiếm 10% thu nhập

    Đây sẽ là khoản tiền để dành cho gia đình quý vị thực hiện các kế hoạch trong tương lai như mua sắm nhà cửa, xe cộ…

    3. Chi cho giáo dục 10%

    Đây là khoản tiền dành cho việc giáo dục, phát triển bản thân của các thành viên trong gia đình, nâng cao trình độ chuyên môn. 

    4. Khoản tiền hưởng thụ là 10%

    Đây là khoản tiền được dùng cho các hoạt động vui chơi của cả gia đình.

    5. Khoản cho đi 5%

    Nếu có điều kiện, gia đình quý vị có thể trích 5% thu nhập để giúp đỡ mọi người, thể hiện trách nhiệm xã hội của mình như làm từ thiện, tham gia các hoạt động cộng đồng,…

    6. Tiền dự phòng 10%

    Đây là khoản tiền dự phòng còn lại để gia đình quý vị sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp, phát sinh ngoài ý muốn.

    Phương pháp chi tiêu JARS sẽ giúp quý vị biết được nên chi cho các khoản ngân sách bao nhiêu phần trăm trong tổng số thu nhập gia đình của quý vị

  4. Phương pháp chi tiêu 50/20/30

    Với phương pháp này, các khoản chi tiêu trong gia đình bao gồm các thành phần được chia thành tỷ lệ 50%, 30% và 20%. Trong đó, mỗi tỷ lệ tương ứng với các khoản chi tiêu như sau:

    – Các chi tiêu thiết yếu cho gia đình chiếm khoảng 50% bao gồm: tiền đi lại, ăn uống, điện nước, tiền học cho con cái…

    – 20% tiếp theo được dùng cho các mục tiêu tài chính như trả nợ, tiết kiệm, tiền dự phòng…

    – Chi tiêu cá nhân chiếm 30% bao gồm các khoản mua sắm, du lịch, giải trí…

    Tuy vậy, quý vị vẫn có thể tự điều chỉnh những con số này cho phù hợp với tình hình tài chính của gia đình mình. Nếu cần thiết, quý vị tăng các khoản chi tiêu cần thiết lên 60-70%, đồng thời giảm chi tiêu cá nhân để cân bằng ngân sách.

    Quý vị có thể chia các khoản chi tiêu trong gia đình thành tỷ lệ 50%, 30% và 20% để có thể kiểm soát số tiền mà quý vị phải trả trong mỗi khoản.


Với những giải đáp các câu hỏi được nêu trên, Huongluxury mong rằng, quý vị sẽ chọn được phương pháp tối ưu nhất để kiểm soát chi tiêu trong gia đình một cách thông minh nhất.


Trên đây là một số cách lập kế hoạch cho các khoản chi tiêu trong gia đình giúp quý vị cân bằng việc thu chi. Chúc quý vị thành công trong việc xây dựng kế hoạch và đạt được những mục tiêu tài chính quan trọng của mình!

>>> Xem thêm:

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .