Nhận biết nhựa tái chế an toàn hay không qua ký hiệu trên vỏ nhựa

Sử dụng nhựa được tái chế là một trong những phương pháp bảo vệ môi trường hiệu quả. Tuy nhiên, các đồ vật được sản xuất từ nhựa là các hợp chất khác nhau, và không phải loại nào cũng có thể tái chế. Vậy loại nhựa nào có thể tái chế, cách nhận biết nhựa tái chế an toàn như thế nào? Bài viết dưới đây của Huongluxury sẽ mách quý vị những thông tin rất hữu ích.

Sự bền vững

Nhận biết nhựa tái chế an toàn hay không qua ký hiệu

Quý vị có thể phân biệt các loại nhựa bằng cách kiểm tra các ký hiệu ngay trên chính các đồ dùng nhựa, các ký hiệu này được đánh số từ 1 đến 7 và các chữ viết tắt như PETE, PP, PS… Kiểm tra các ký hiệu này quý vị sẽ biết được mức độ an toàn của từng loại nhựa và xem chúng có thể sử dụng làm nhựa tái chế được hay không.

Các loại nhựa theo ký hiệu

  • Nhựa số 1 (PETE hoặc PET): Đây là loại nhựa an toàn cho thực phẩm và dễ dàng tái chế. Loại PET thường được sử dụng để làm chai đựng nước hoặc hộp đựng thực phẩm. Các gia đình thường tái sử dụng loại nhựa này bằng cách như giữ lại làm chai đựng nước. Tuy nhiên nên lưu ý bề mặt của chai sẽ bị tích tụ vi khuẩn nếu sử dụng lâu ngày. Vì vậy, quý vị nên có kế hoạch thay mới thường xuyên.

  • Nhựa số 2 (HDPE): Nhựa số 2 thường được sử dụng làm bình đựng sữa trẻ em, hộp ngũ cốc, hộp sữa chua, chai đựng chất tẩy rửa, chai dầu gội… Đây là loại nhựa có màu đục, bề mặt trơn nhẵn nên ít bị tích tụ vi khuẩn hơn.

  • Nhựa số 3 (V hoặc PVC): Đây là loại nhựa có giá thành rẻ, có độ dẻo cao, dễ nóng chảy và ít khi được dùng làm nhựa tái chế. Loại nhựa này được sử dụng để làm màng bọc thực phẩm, áo mưa, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng và đồ chơi trẻ em. Đây là loại nhựa chứa các chất độc hại như Phthalat, DEHA. Vì vậy, các sản phẩm này không thể dùng để đựng vật nóng, nấu và đốt, đặc biệt các bậc phụ huynh nên chú ý không mua đồ chơi cho con em làm bằng loại nhựa này.


Một số lưu ý khi sử dụng nhựa tái chế

Sử dụng nhựa tái chế có rất nhiều lợi ích. Tuy nhiên để sử dụng đồ nhựa an toàn, quý vị cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nên sử dụng đồ nhựa để chứa thực phẩm nóng, bởi kể cả những loại nhựa chịu được nhiệt độ cao thì vẫn có khả năng các chất độc hại nhiễm sang thực phẩm của quý vị. Nếu sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn thì chỉ sử dụng khi thực phẩm đã nguội.

  • Không nên cho thực phẩm vào hộp nhựa rồi bỏ vào lò vi sóng bởi vì khi làm nóng thực phẩm cũng có thể khiến chất độc hại từ đồ nhựa nhiễm sang thức ăn. Vì vậy khi muốn làm nóng thức ăn bằng lò vi sóng, quý vị nên đặt đồ ăn trong các vật dụng làm bằng thủy tinh, sành hoặc sứ.

Sử dụng nhựa tái chế giúp chúng ta bảo vệ môi trường và tiết kiệm đáng kể chi phí. Tuy nhiên, quý vị đừng quên học cách phân biệt các loại nhựa để sử dụng sao cho an toàn, hiệu quả nhé.