Những bất ngờ thú vị về vi khuẩn đường ruột quý vị nên biết

Có nhiều loại vi khuẩn đường ruột tồn tại và gây bệnh trực tiếp cho hệ tiêu hóa. Có thể kể đến như Shigella, Salmonella, E.Coli. Cùng tìm hiểu dưới đây chi tiết về các chủng vi khuẩn đường ruột và cách phòng tránh nhiễm khuẩn.

Vệ sinh nhà bếp

Vi khuẩn đường ruột là gì?

Vi khuẩn đường ruột là những loại vi khuẩn sống trong đường ruột của con người và động vật. Đối với con người, chúng sống trong ống tiêu hóa. Họ vi khuẩn đường ruột là một họ lớn bao gồm các trực khuẩn Gram âm. Chúng có thể gây bệnh hoặc không tùy vào từng loại khuẩn trong từng trường hợp. 

Hầu hết vi khuẩn đường ruột sinh sống trong ruột già. Chúng ít sống trong ruột non, hầu như không có ở dạ dày. Bởi chúng là môi trường axit và thường xuyên co bóp, khiến vi khuẩn bị đẩy ra ngoài.

Các chủng vi khuẩn đường ruột phổ biến

Vi khuẩn đường ruột Shigella

Các Shigella đều có nội độc tố có cấu tạo như KN O, tác hại chính là gây rối loại phản ứng tại ruột. Chúng gây bệnh lỵ trực khuẩn và viêm ruột tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy ở trẻ em.

Bệnh lỵ: Vi khuẩn lây qua đường ăn uống, xuống dạ dày, ruột, đại tràng. Tại đại tràng chúng tiết ra độc tố, gây nhiễm độc nặng. Biểu hiện của bệnh: đau quặn bụng, mót rặn, đi ngoài ra máu. Vi khuẩn được thải theo phân ra ngoài. 

Một số vi khuẩn có thể gây tiêu chảy. Chúng tồn tại lâu trong của người đang bị bệnh, người mới khỏi bệnh, người khỏe mạnh mang mầm bệnh. Đây là nguồn truyền nhiễm gây nguy hiểm cho cộng đồng.

Salmonella

Salmonella gây bệnh thương hàn ở người. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa do ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm bẩn. Sau khi qua được dạ dày, chúng vào ruột non, qua niêm mạc để tới hạch bạch huyết. Tại đây, chúng xâm nhập vào máu và gây ra bệnh thương hàn. Một số biến chứng nguy hiểm của thương hàn là loét, hoại tử chảy máu và có thể gây thủng ruột. 

Vi khuẩn E.Coli

Bình thường E.Coli sống cộng sinh ở đại tràng, không gây bệnh, chỉ một số loại có nội độc tố tác động lên ruột. Một số loại khác có ngoại độc tố tác động lên tế bào thần kinh, làm tan máu, tiêu Fibrin, gây sốt. 

Khả năng gây bệnh: gây bệnh cơ hội khi sức đề kháng giảm sút, gây viêm dạ dày ruột, gây nhiễm khuẩn mủ vết thương, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm phế quản phổi, viêm não, bệnh viêm xoang

Vi khuẩn đường ruột có lợi không?

Vi khuẩn đường ruột gồm hai loại là lợi khuẩn và hại khuẩn. Ở trạng thái khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột có 85% lợi khuẩn và 15% các vi khuẩn gây bệnh. Những vi khuẩn đường ruột có lợi (lợi khuẩn) sẽ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, sản xuất vitamin B và K, chống lại những hại khuẩn khác, bảo vệ niêm mạc ruột và giảm các bệnh lý dị ứng. 

Ngược lại, khi các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột nhiều hơn, con người sẽ có một số những bệnh lý phổ biến như tiêu chảy, bệnh lỵ trực khuẩn và viêm ruột ỉa chảy (do vi khuẩn Shigella gây ra); bệnh thương hàn ( tỷ lệ gặp trên bệnh nhân bị hại khuẩn khá cao tại Việt Nam); viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường mật ( do vi khuẩn SE.coli gây ra)

Tóm lại, tùy thuộc môi trường sống, sinh hoạt của mỗi người mà sản sinh ra số lượng lợi khuẩn và hại khuẩn khác nhau.

Bị vi khuẩn đường ruột nên ăn gì?

Khi bị vi khuẩn đường ruột gây hại tấn công thì người bệnh cần hết sức lưu ý trong việc xây dựng chế độ ăn hợp lý đảm bảo sức khỏe và không làm bệnh nặng hơn. 

Ăn những thực phẩm ít tồn dư và dễ tiêu hóa

“Tồn dư” ở đây tức là các thức ăn không tiêu hóa hết được tạo thành phân. Điều này có nghĩa là chỉ nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa để giảm lượng phân, nhằm giảm bớt các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy… Những thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc, các loại hạt, bánh mì, rau xanh, hoa quả…

Đối với các thực phẩm chứa tinh bột, những loại dễ tiêu hóa mà người bệnh có thể ăn như bánh mì trắng, bánh quy không nhân, ngũ cốc, yến mạch, bỏng gạo, bỏng ngô, mì gạo, mì ống… 

Trái cây

Trái cây có vitamin C đặc biệt tốt cho những người bị vi khuẩn đường ruột gây hại. Những vết loét trên niêm mạc ruột sẽ lành nhanh chóng hơn nhờ sự hỗ trợ của vitamin này. Ngoài ra cũng có thể ăn thêm các loại rau xanh như cải bó xôi, măng tây, củ cải, cà chua bỏ hạt…và các loại trái cây tươi như chuối chín, dưa gang, bơ, dưa hấu…

Uống từ 2,5 lít – 3,5 lít nước mỗi ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy hãy uống khoảng 300ml để thanh lọc dạ dày và đường ruột. 

Hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa vì sữa sẽ khiến những người không dung nạp lactose bị chứng tiêu chảy hay chuột rút. 

Hạn chế dung nạp mỡ động vật vào cơ thể mà thay vào đó là các chất béo như bơ thực vật, dầu thực vật, sốt cà chua, sốt salad…

Tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn vì chứa nhiều chất phụ gia ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, hãy nói không với các loại thức uống dạng cốm hòa tan hay dạng sủi, rau củ sống vì dễ gây tiêu chảy. 

Điều trị vi khuẩn đường ruột như thế nào?

Như đã nói ở trên, tùy từng loại vi khuẩn đường ruột gây hại thì sẽ có những triệu chứng và bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Nếu có các triệu chứng như chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn giấc ngủ…trong thời gian dài thì hãy tới các bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị chính xác, hiệu quả.

Ngoài ra, để không bị nhiễm vi khuẩn đường ruột, cần phải có các biện pháp phòng tránh: 

  • Thực hiện vệ sinh sạch sẽ nơi chế biến, ăn chín, uống sôi

  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

  • Lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên, tươi

  • Tránh tiếp xúc với gia cầm, gia súc bị bệnh

  • Không để lẫn đồ ăn sống và chín

  • Sử dụng các thức uống có men vi sinh chứa các lợi khuẩn để hệ tiêu hóa phát triển khỏe mạnh…

  • Đưa trẻ đi tiêm một số loại vắc xin phòng chống các loại bệnh do vi khuẩn đường ruột gây ra

  • Đi dạo sau bữa ăn giúp thức ăn dễ dàng tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón mãn kinh. Ngoài ra, tập thể dục còn kích thích cơ thể sản sinh chất kháng viêm để giảm các triệu chứng viêm đường ruột. 

  • Nên bổ sung nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích nhu động ruột, tăng khả năng tiêu hóa. 

  • Tránh thức quá khuya để không ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.

Làm thế nào để ngăn vi khuẩn đường ruột xâm nhập và gây bệnh?

  • Chủ động thay đổi lối sống của mình.

  • Sử dụng thực phẩm sạch, nước sạch để ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

  • Ngăn các côn trùng như ruồi nhặng tiếp xúc với thức ăn bằng cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, đậy thức ăn bằng lồng bàn, giữ nơi chế biến thức ăn sạch sẽ, sắp xếp nhà bếp gọn gàng.

  • Rửa tay bằng xà phòng trước mỗi bữa ăn và sau khi đi vệ sinh xong. Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn sống.

  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, lau dọn nhà cửa thường xuyên, giữ nguồn nước sạch sẽ. Hệ thống thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt hoạt động đúng tiêu chuẩn.

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ăn uống điều độ, thực hiện lối sống lành mạnh để có sức đề kháng tốt. Đó chính là cách quý vị tăng khả năng chống lại vi khuẩn của mình. 

  • Khi có bệnh nhân mắc các bệnh về đường ruột cần cách ly và đưa đến cơ sở y tế để tránh lây lan dịch. Xử lý dịch bệnh kịp thời, nhanh chóng, triệt để khi dịch bệnh diễn ra. 

Trên đây là một số thông tin hữu ích về vi khuẩn đường ruột và cách phòng tránh các bệnh đường ruột. Quý vị nên ghi nhớ để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. Chúc quý vị và gia đình luôn khỏe mạnh!

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .