Trị hăm cho bé, bố mẹ cần lưu ý điều gì?

Thời tiết nóng bức dễ gây tăng tiết mồ hôi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ, chân và tay. Chúng không chỉ khiến bé khó chịu, ngứa rát, mà còn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe của bé. Làm thế nào để trị hăm và cần phải lưu ý điều gì? Để Huongluxury mách nhỏ quý vị vài mẹo hay nhé!

Gia đình

Lưu ý với những nguyên nhân khiến trẻ bị hăm

Những quý vị lần đầu làm cha mẹ sẽ rất lóng ngóng trong chuyện chăm sóc trẻ và không biết cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ như thế nào. Trước khi trị hăm cho bé, điều đầu tiên quý vị cần lưu ý chính là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm da. Hăm da tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhưng chúng gây ra những cảm giác khó chịu và làm bé hay quấy khóc.

Làn da của bé còn non nớt và rất nhạy cảm, nên bất kể là mùa hè hay mùa đông thì tình trạng hăm da ở trẻ là không thể tránh khỏi. Hăm da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như cổ, mông, nách, bẹn. Cùng Huongluxury điểm qua một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm da ở bé:

  • Hăm da do thời tiết: Thời tiết quá nóng sẽ khiến bé đổ nhiều mồ hôi hơn, dẫn đến tình trạng ngứa tại các vùng có nếp gấp ở cổ, tay, chân.

  • Da bé bị nhiễm khuẩn: Tại các vùng cổ, bẹn, mông… của bé nếu không được vệ sinh sạch sẽ có thể dẫn đến nấm, vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm nhiễm (đây là trường hợp nặng của hăm da).

  • Do ma sát: Trong quá trình bé hoạt động sẽ khiến cơ thể bé chà xát vào phần tã, áo cũng dễ dẫn đến tình trạng kích ứng, hăm da.

Ngoài ra, hăm da ở trẻ cùng đến từ những thói quen không tốt của cha mẹ như lạm dụng phấn rôm dẫn đến da bé không được “thở”, gây nên tình trạng bí bách. 


Lưu ý khi phòng ngừa hăm da cho bé

Trong trị hăm da, ngoài nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên thì quý vị cũng cần phải chú ý đến cách phòng ngừa hăm da cho bé. Để ngăn ngừa tình trạng hăm da xuất hiện ở trẻ, quý vị cần:

  • Giữ gìn vệ sinh cho da bé luôn thông thoáng. Làm vệ sinh cho bé không nên dùng nước lạnh. Sử dụng nước ấm và đừng quên lau khô lại trước khi thay quần áo mới.

  • Phải thay tã, bỉm cho bé thường xuyên.

  • Giữ quần áo bé luôn mềm mại để ngăn ngừa tình trạng ma sát quá nhiều 

Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ: Quý vị hãy hạn chế việc sử dụng phấn rôm nếu không muốn làm bệnh hăm da của bé trở nên tồi tệ hơn. Đồ của bé phải là những bộ đồ rộng rãi (tránh những đồ bó quá chật, hẹp). Khi cho bé bú, mẹ phải hạn chế tránh để sữa rớt lên khu vực cổ. Nếu sữa đổ, quý vị nên nhanh chóng lau bằng một chiếc khăn được thấm nước ấm.


Lưu ý khi chọn thuốc trị hăm cho bé

Trẻ sơ sinh rất dễ mẫn cảm với những thành phần của thuốc. Vậy nên khi lựa chọn thuốc trị hăm da cho bé, quý vị cần tìm đến những thương hiệu uy tín, có tên tuổi, đã được chứng nhận bởi những đơn vị có thẩm quyền. Bên cạnh đó, quý vị cũng nên tìm đến các đơn vị bán thuốc lớn có trình độ chuyên môn, được cấp phép để tránh mua phải thuốc giả, kém chất lượng.

Tiếp đến khi trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ, bẹn hay các nếp gấp ở chân, quý vị cần lựa chọn thuốc trị hăm có tính mát, chiết xuất thiên nhiên. Nó sẽ làm giảm đi những cơn đau rát hay ngứa ngáy nhanh chóng cho bé mà không gây nên những kích ứng với các thành phần của thuốc.

Trước khi bôi thuốc trị hăm cho trẻ, quý vị hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, người bán thuốc và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. 

Trên đây là một số lưu ý dành cho trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ, chân, tay… mà Huongluxury muốn chia sẻ đến các quý vị. Chúc quý vị thuận lợi hơn trong việc chăm sóc bé yêu luôn khỏe mạnh và vui vẻ!