7 Cách chăm sóc giúp trẻ chóng khỏi bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh rất dễ mắc phải ở bất kì trẻ em nào nên quý vị cần chăm sóc trẻ một cách cẩn thận để tránh các trường hợp xấu hơn mỗi khi trẻ nhiễm bệnh. Vậy mỗi bệnh tiêu chảy ở trẻ em nên được chăm sóc như thế nào, cùng Huongluxury tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.

Gia đình

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy thường được định nghĩa là đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước trên 3 lần trong ngày. Phân lỏng là phân không thành khuôn, trừ những trẻ bú mẹ, thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão, đối với những trẻ này xác định tiêu chảy thực tế là phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của phân mà các bà mẹ cho là bất thường. 

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Vì vậy trong điều trị bệnh có điểm khác nhau cơ bản là: nếu do vi khuẩn gây bệnh thì cần phải dùng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn; trái lại nếu do virut gây ra thì không dùng thuốc kháng sinh vì thuốc không có tác dụng diệt virus. 

Do tiêu chảy làm cho trẻ bị mất nước và mất muối nên trong chăm sóc và điều trị rất cần bù lại khối lượng nước và muối đã bị mất do tiêu chảy cho trẻ. Ngoài việc bù nước cho trẻ thì ăn uống đúng cách cũng là một nhân tố quan trọng giúp cho trẻ mau khỏi bệnh.


Cách chăm sóc bệnh tiêu chảy ở trẻ em

  1. Khi bị tiêu chảy, nếu trẻ có những biểu hiện như: mất nước, mắt lõm sâu, miệng khô, khát nước, khóc không thấy nước mắt, tiểu tiện ít, không muốn ăn và uống nước, nôn mửa nhiều lần, trong 1-2 giờ đồng hồ đại tiện ra nước nhiều lần, trong phân có máu thì ngay lập tức phải đưa đến viện cấp cứu vì trẻ đang bị đe doạ tính mạng.

  2. Để tránh bị mất nước, cho trẻ uống thêm nhiều nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước dừa tươi, tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp có nhiều đường, quá ngọt. Có thể dùng dung dịch ORS, nhưng chỉ uống sau tiêu chảy, theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Cần cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi, nên chia nhỏ bữa ăn làm nhiều lần.

  3. Vì bệnh lây qua đường phân-miệng nên để phòng ngừa tiêu chảy cần chú ý giữ vệ sinh ăn uống, bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và kéo dài đến 18-24 tháng. Không nên cho trẻ bò lê trên sàn nhà, không nên ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi, nên cho trẻ ăn uống bằng cốc, chén, muỗng để dễ vệ sinh, nếu bú bình cần vệ sinh bình kỹ trước mỗi lần bú.

  4. Nếu đứa trẻ vì mệt không muốn bú mẹ thì tốt nhất là vắt sữa vào một cốc sạch (đã khử trùng) rồi cho con uống sữa đó. Tuy nhiên, người mẹ không được kiêng khem dầu, mỡ vì lý do sợ truyền sang con vì thức ăn của người mẹ có mỡ sẽ làm tăng hấp thu vitamin A, D, E, K. Vì vậy, thành phần của sữa sẽ không thiếu các vitamin này, nhất là vitamin A. Vitamin A làm tăng sức đề kháng của niêm mạc đường tiêu hoá, giúp tiêu chảy ở trẻ khỏi nhanh. Trong sữa mẹ năng lượng do mỡ tạo ra chiếm khoảng 50%. Vì vậy, nếu người mẹ kiêng mỡ sẽ thiếu năng lượng, dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng.

  5. Những trẻ tiêu chảy không mất nước có thể điều trị tại nhà và tái khám theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Trẻ cần được theo dõi số lần, số lượng, màu sắc phân, khả năng uống bù nước và ăn uống. 

  6. Cần đưa trẻ đến tái khám tại cơ sở y tế khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau: sốt cao liên tục, co giật (làm kinh),nôn nhiều, không ăn uống được, chướng bụng, tiêu phân có máu hoặc khi cha mẹ thấy trẻ nặng hơn (vì tiêu chảy có thể là biểu hiện của một bệnh khác nặng hơn ở ngoài đường tiêu hóa).

  7. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy ở trẻ em. Tiêu chảy đa phần là do nhiễm trùng ở đường ruột, tiêu phân lỏng cũng là cách bảo vệ cơ thể giúp thải trừ vi trùng, chất độc. Hơn nữa, điều trị chính bệnh tiêu chảy là phòng mất nước; bù nước và muối nếu trẻ đã mất nước. Các thuốc cầm tiêu chảy là những loại thuốc làm giảm nhu động ruột, liệt ruột làm phân không được thải ra ngoài, trẻ vẫn bị “tiêu chảy” nhưng phân không bài xuất ra ngoài được, ứ lại trong ruột gây chướng bụng, viêm ruột, thậm chí làm tắc ruột, thủng ruột, tử vong.

Ngoài ra, vì virus gây bệnh chủ yếu lây lan qua đường ăn uống. Do đó, cha mẹ cần cách ly tuyệt đối các vật dụng ăn uống của trẻ với mọi đồ dùng khác trong nhà. Khi vệ sinh cần sử dụng loại nước rửa có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ nhưng đảm bảo an toàn và không gây hại đến hệ thống đường ruột của trẻ.

Huongluxury khuyên gia đình nên sử dụng nước rửa chén Sunlight để tiệt trùng các vật dụng ăn uống của trẻ. Sunlight Diệt khuẩn với thành phần thiên nhiên được chiết xuất từ Chanh và lá Bạc hà, mang đến khả năng tiêu diệt khuẩn bệnh gây hại cho trẻ lên đến 99.9%. Đây là dòng sản phẩm  được chứng nhận bởi viện Pasteur nên cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho trẻ. Ngoài ra, sản phẩm còn rất nhẹ dịu, không làm ảnh hưởng đến da tay khi cọ rửa và được chứng nhận bởi viện Da Liễu Trung Ương.

Hy vọng với 7 cách chăm sóc bệnh tiêu chảy ở trẻ em kể trên, cha mẹ có thể thêm nhiều kiến thức để giúp con mau chóng khỏi bệnh. Nếu quý vị còn có thắc mắc về cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh thì đừng ngần ngại chia sẻ ngay với Huongluxury nhé.