Bệnh hăm da ở trẻ là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách chữa trị đúng

Tổng hợp đầy đủ thông tin về bệnh hăm da ở trẻ như nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cách điều trị hiệu quả và những câu hỏi khi gặp bác sĩ.

Gia đình

Bệnh hăm da thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy không phải là bệnh quá nguy hiểm nhưng nó gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho bé. Vậy làm sao để chữa trị bệnh này hiệu quả? Dưới đây là một số cách điều trị bệnh hăm da ở trẻ mà quý vị có thể tham khảo

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trẻ xuất hiện những dấu hiệu của bênh hăm da cần được đưa tới các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

1. Bệnh hăm tã là gì?

Hăm tã là tình trạng da bị viêm với những mẩn đỏ mọc ở những nơi ẩm ướt, nhất là trong tã của bé. Những nốt ban này thường xuất hiện trên mông của trẻ, hoặc vảy đỏ ở vùng sinh dục. Tham khảo các nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã và cách phòng ngừa tốt nhất.

Hăm tã do nhiều nguyên nhân khác nhau

  • Kích thích của phân và nước tiểu

  • Dị ứng với thực phẩm hoặc sản phẩm tã mới

  • Da nhạy cảm

  • Tã quá chật

2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh hăm da

Bệnh hăm da là hiện tượng phát ban đỏ hoặc nâu đỏ gây ra tình trạng ngứa, rát ở trẻ. Bệnh này thường xuất hiện ở các vùng da gấp nếp như tay, chân, cổ, bẹn, mông,… của bé khiến bé có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh hăm da thì quý vị nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn cách điều trị. Tham khảo thêm 3 nguyên nhân khiến trẻ bị hăm da là gì?

Ở các vùng có nếp gấp như tay, chân hay cổ là những vùng luôn có độ ẩm, là nơi lý tưởng cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Nếu quý vị không vệ sinh cho bé thường xuyên và giữ cơ thể bé luôn thông thoáng thì nguy cơ trẻ bị hăm da tại các vùng này là rất cao.

Một nguyên nhân khác gây bệnh hăm da ở trẻ là do sự kích ứng bỉm tã. Nếu quấn bỉm quá chặt hay không thay bỉm cho bé thường xuyên khiến nước tiểu tiếp xúc với bé quá lâu. Tạo nên môi trường ẩm ướt, không sạch sẽ kích thích sự xuất hiện của vi khuẩn cũng chính là tác nhân gây bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh.

Bệnh hăm da thường xuất hiện ở hầu hết các trẻ sơ sinh, không nguy hiểm như các bệnh khác. Tuy nhiên, bệnh này thường để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ cho da bé. Vì vậy quý vị cần có biện pháp chữa trị kịp thời, sớm nhất cho bé. Tham khảo cách phòng tránh hăm da cho trẻ như thế nào?

3. Cách trị bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh quý vị nên biết

Để chữa hăm da cho trẻ sơ sinh, cách tốt nhất là quý vị cần giữ cho da của trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo nhất có thể. Nếu tình trạng hăm da ở bé vẫn tiếp diễn dù quý vị đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà thì quý vị cần liên hệ bác sĩ để được kê đơn thuốc. Đọc thêm 11 cách trị hăm da cho trẻ sơ sinh ở hậu môn và cổ từ nguyên liệu thiên nhiên.

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị hăm da như

  • Kem hydrocortisone (steroid) nhẹ

  • Kem chống nấm nếu con quý vị bị nhiễm nấm

  • Nếu em bé của quý vị bị nhiễm trùng do vi khuẩn thì cần sử dụng thuốc kháng sinh bôi hoặc uống.

Khi chữa hăm da cho trẻ sơ sinh, quý vị lưu ý chỉ sử dụng các loại kem hoặc thuốc mỡ có chứa steroid nếu được bác sĩ đề nghị. Bởi vì steroid mạnh hoặc sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến nhiều vấn đề về da. Đọc thêm các thói quen sinh hoạt khiến trẻ bị hăm da ở cổ.

Thông thường, hăm da ở trẻ sơ sinh do tã thường sẽ mất vài ngày để cải thiện và tình trạng này có thể tái phát nhiều lần. Nếu trẻ bị hăm da và đã được điều trị theo đơn nhưng không khắc phục được thì quý vị nên đưa trẻ đến thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa da liễu.

4. Cách chăm sóc trẻ bị hăm tã tại nhà

  • Giữ cho vùng da quấn tã của trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo. Quý vị nên chú ý thay tã ngay sau khi tã bị ướt hoặc bẩn. Thậm chí, quý vị cần phải thức dậy vào ban đêm để thay tã cho trẻ.

  • Sau khi vùng da của trẻ đã được làm sạch nhẹ nhàng và và lau khô thì quý vị hãy thoa kem, hồ hoặc thuốc mỡ. Một số sản phẩm như oxit kẽm có tác dụng bảo vệ da khỏi độ ẩm. Quý vị đừng cố gắng chà sạch lớp bảo vệ này kể cả trong những lần thay tã tiếp theo, vì điều này có thể khiến da quý vị bị tổn thương nhiều hơn. Nếu quý vị muốn loại bỏ nó, hãy thử sử dụng dầu khoáng trên một miếng bông rồi lau nhẹ. Tham khảo những biện pháp cải thiện hăm da ở trẻ.

  • Tăng lưu lượng gió: Để những vết hăm tã nhanh lành, quý vị hãy để vùng da tiếp xúc nhiều với không khí và luôn được thông thoáng. Chẳng hạn: Quý vị có thể để trẻ đi ngoài mà không quấn tã và bôi thuốc mỡ trong thời gian ngắn, 3 lần/ngày, mỗi lần 10 phút, có thể trong giấc ngủ ngắn.

  • Tránh mặc quần hoặc tã bằng nhựa kín hơi.

  • Nêu sử dụng tã có kích thước lớn hơn cho đến khi hết hăm da.

  • Bôi thuốc mỡ, kem hoặc kem dưỡng da để chữa cũng như hạn chế hăm da lan rộng. Một số loại thuốc trị hăm tã có thể sử dụng mà không cần bác sĩ kê đơn bao gồm A + D, Balmex, Desitin, Triple Paste và Lotrimin (đối với bệnh nhiễm trùng nấm men). Ngoài ra, quý vị cũng nên trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ của quý vị để được tư vấn cụ thể.

Kẽm oxit là thành phần tích cực thường có trong các sản phẩm chống hăm da. Thành phần này khi bôi lên sẽ giúp làm dịu vùng da bị hăm và bảo vệ làn da của trẻ tốt nhất. Quý vị chỉ cần thoa một lớp kem mỏng lên da là có thể phát huy được hiệu quả. Đọc thêm trẻ mắc hăm tã vào mùa nào và biện pháp phòng tránh là gì?

Một số loại kem thuốc có thể được sử dụng khi cần thiết như thuốc chống nấm hoặc steroid. Khi thoa kem, quý vị có thể thoa một lớp dầu khoáng lên trên để tã không bị dính kem.Các sản phẩm như thuốc mỡ, bột nhão hoặc kem có thể ít gây kích ứng hơn kem dưỡng da.

Tuy nhiên, thuốc mỡ và bột nhão thường sẽ tạo nên một lớp rào cản trên da và ngăn da tiếp nhận không khí. Khi kem khô, không khí đi qua. Tốt nhất, quý vị nên nhờ bác sĩ tư vấn để lựa chọn được sản phẩm tốt nhất giúp điều trị hăm da cho trẻ hiệu quả.

Theo nguyên tắc, quý vị nên lựa chọn các sản phẩm được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh, nên tránh các sản phẩm có chứa muối nở, axit boric, long não, phenol, benzocain, diphenhydramine hoặc salicylate. Những thành phần này có thể gây hại cho trẻ sơ sinh.

Tắm rửa hàng ngày: Quý vị nên tắm rửa cho bé mỗi ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, không mùi cho đến khi hết mẩn ngứa.

Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ

Điều đầu tiên quý vị cần lưu ý đó là chọn quần áo mặc cho bé thật thoải mái và thoáng mát. Nên lựa chọn các quần áo chất cotton mềm mại, tránh các quần áo được làm từ vải thô, cứng khiến vùng da bị hăm cọ xát làm bé khó chịu và có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Sau khi giặt quần áo, mẹ nên ngâm quần áo với nước xả vải để quần áo được mềm mại và thông thoáng hơn. Nhớ thay tã từ 2 – 3 tiếng/ lần, tuyệt đối không để quá lâu sẽ khiến cho bệnh hăm da của trẻ nặng hơn. Đọc thêm 4 mẹo giặt tã sạch tránh hăm da như thế nào?

Tắm rửa sạch sẽ, giữ vệ sinh

Khi trẻ bị bệnh hăm da, quý vị cần giữ gìn vệ sinh cho bé thật sạch sẽ. Đừng quên tắm và thay quần áo cho bé thường xuyên. Trước khi tiếp xúc hoặc tắm cho trẻ, quý vị cần phải vệ sinh, rửa tay thật sạch sẽ để loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn gây hại.

Da bé rất nhạy cảm, không giống như người lớn. Vì vậy khi tắm cho trẻ quý vị tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm hóa chất hay các sản phẩm tẩy rửa dành cho người lớn. Tốt hơn hết quý vị nên dùng nước sôi để nguội tắm rửa cho bé.

Dùng kem dưỡng da, kem chống hăm dành cho em bé

Khi trẻ bị hăm, quý vị tuyệt đối không tự ý đi mua thuốc khi chưa có sự hướng dẫn và tư vấn từ bác sĩ. Ngoài ra, khi lựa chọn kem bôi cho bé quý vị nên lựa chọn các loại kem không hóa chất độc hại, không gây dị ứng cho da để bệnh không bị biến chứng nặng hơn.

Dùng dầu dừa

Quý vị có thể sử dụng dầu dừa để điều trị bệnh hăm da cho bé bằng cách thoa dầu dừa lên vùng da bị hăm kết hợp với việc massage nhẹ nhàng. Dầu dừa có tính năng kháng khuẩn cao, phù hợp cho việc điều trị hăm da ở trẻ.

Tuy nhiên, quý vị nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ xem cơ địa của bé có phù hợp với dầu dừa hay không nhé. Tham khảo thêm bài trẻ bị hăm ở vùng kín có nguy hiểm không và cần xử lý ra sao?

5. Một số cách thay thể khác để trị hăm tã cho trẻ 

  • Witch hazel: Đây là chiết xuất cây phỉ. Một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc mỡ bôi da làm từ cây phỉ cũng có tác dụng trị hăm tã. Nghiên cứu này đã được thực hiện trên 309 trẻ em.

  • Sữa mẹ: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa mẹ khi thoa lên vùng da bị hăm cũng có tác dụng điều trị hiệu quả và an toàn. Vì thế, trẻ sơ sinh bị hăm da có thể được điều trị bằng thuốc mỡ hydrocortisone 1% hoặc sữa mẹ. Nghiên cứu thực hiện ở 141 trẻ sơ sinh và kết quả cho thấy điều trị hăm da bằng sữa mẹ và thuốc mỡ có hiệu quả tương đương nhau.Ở một nghiên cứu khác, sữa mẹ được so sánh với một số loại kem làm từ oxit kẽm và dầu gan cá. 63 trẻ sơ sinh bị hăm da được điều trị bằng kem hoặc sữa mẹ thì kết quả cho thấy điều trị bằng kem mang lại hiệu quả tốt hơn.

  • Calendula và lô hội: Một nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị hăm da ở trẻ bằng lô hội và calendula cho thấy cả 2 thành phần đều có tác dụng trị hăm da.

  • Đất sét gội đầu (bentonite): Kết quả của một nghiên cứu đã cho thấy rằng đất sét gội đầu có hiệu quả trong việc chữa lành vết hăm da và nó hoạt động nhanh hơn calendula. Nghiên cứu này thực hiện ở 60 trẻ sơ sinh.

  • Các chất tự nhiên khác như hoa anh thảo và hỗn hợp mật ong, dầu ô liu và sáp ong cũng có tác dụng điều trị hăm da. Các chất này có tác dụng ức chế sự sản phát triển của vi khuẩn.

Khi nào cần đưa trẻ khám bác sĩ nhi khoa?

Những vết hăm trên da có thể trông rất khó chịu, đau đớn nhưng thực ra chúng không quá làm phiền đến trẻ. Tuy nhiên, nếu vết hăm bị nhiễm trùng thì chắc chắn con quý vị sẽ rất đau và thường xuyên quấy khóc. Trong trường hợp này, quý vị cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời. Đọc thêm hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị hăm tã tại nhà.

Một số triệu chứng của hăm da nhiễm trùng bao gồm

  • Vết hăm phồng rộp.

  • Đỏ, sưng tấy vùng da mặc tã.

  • Có mũ hoặc dịch chảy ra từ vùng da quấn tã.

  • Sốt.

  • Những vết hăm sẽ không biến mất sau khi điều trị thậm chí trở nên nặng hơn.

  • Hăm da ở trẻ có thể phát triển thành nấm hoặc nấm men thứ cấp (nấm candida) có màu đỏ tươi và thô.

  • Một số trường hợp, quý vị có thể tìm thấy nếp nhăn trên da cùng với những nốt ban đỏ ở vùng bụng hoặc đùi.

Chuẩn bị cho cuộc hẹn với bác sĩ nhi khoa gồm những gì?

Nói chung, phát ban tã có thể được điều trị thành công tại nhà. Hẹn khám với bác sĩ nếu tình trạng phát ban trở nên tồi tệ hơn mặc dù đã điều trị vài ngày không giảm hoặc kèm theo sốt. Đọc thêm 3 sai lầm trong xử lý hăm da ở trẻ nhỏ cần tránh.

Dưới đây là một số thông tin để giúp quý vị sẵn sàng cho cuộc hẹn

  • Liệt kê các dấu hiệu và triệu chứng cũng như thời gian bé mắc bệnh hăm da bao lâu.

  • Liệt kê thông tin chính về tình trạng sức khỏe và lượng thức ăn của bé. Ví dụ, con quý vị có được điều trị bệnh gì hoặc cho dùng bất kỳ loại thuốc nào gần đây không? Chế độ ăn của bé có thay đổi không?

  • Nếu đang bú sữa mẹ, cũng cần lưu ý bất kỳ loại thuốc nào mà trẻ có thể tiếp xúc qua sữa mẹ, cũng như những thay đổi trong chế độ ăn của người mẹ, chẳng hạn như tăng thực phẩm làm từ cà chua.

  • Liệt kê tất cả các sản phẩm tiếp xúc với da của bé. Bác sĩ của con quý vị sẽ muốn biết nhãn hiệu tã, bột giặt, xà phòng, nước thơm, bột và dầu mà quý vị sử dụng cho con mình. Nếu quý vị nghi ngờ một hoặc nhiều sản phẩm có thể gây ra chứng hăm tã cho bé, quý vị có thể mang chúng đến cuộc hẹn để bác sĩ có thể đọc nhãn.

  • Liệt kê các câu hỏi để hỏi bác sĩ của quý vị. Tạo trước danh sách các câu hỏi có thể giúp quý vị tận dụng tối đa thời gian của mình với bác sĩ.

Dưới đây là một số câu hỏi cơ bản để hỏi bác sĩ về chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh

  • Nguyên nhân có khả năng nhất khiến con tôi phát ban là gì?

  • Các nguyên nhân khác có thể là gì?

  • Tôi có thể làm gì để giúp da bé lành lại?

  • Bác sĩ sẽ giới thiệu loại thuốc mỡ, bột nhão, kem hoặc sữa dưỡng tã nào cho con tôi?

  • Khi nào tôi nên sử dụng thuốc mỡ hoặc thuốc dán thay vì kem hoặc kem dưỡng da?

  • Bác sĩ có đề xuất bất kỳ phương pháp điều trị nào khác không?

  • Tôi nên tránh sử dụng những sản phẩm hoặc thành phần nào cho bé?

  • Tôi có nên tránh cho con tôi tiếp xúc với một số loại thực phẩm, thông qua sữa mẹ hoặc qua chế độ ăn uống?

  • Các triệu chứng của con tôi sẽ cải thiện trong bao lâu?

  • Tôi có thể làm gì để ngăn tình trạng này tái phát?

  • Phát ban có phải là dấu hiệu của một số vấn đề khác không?

Những gì mong đợi từ bác sĩ của quý vị

Bác sĩ có thể sẽ hỏi quý vị một số câu hỏi. Sẵn sàng trả lời họ có thể dành thời gian để xem qua bất kỳ điểm nào quý vị muốn nói sâu hơn. Bác sĩ của quý vị có thể hỏi:

  • Lần đầu tiên quý vị nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng của con mình là khi nào?

  • Em bé của quý vị thường mặc loại tã nào?

  • Bao lâu thì quý vị hoặc người chăm sóc thay tã cho bé?

  • Quý vị sử dụng loại xà phòng và khăn lau nào để lau cho bé?

  • Quý vị có thoa bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào cho bé, chẳng hạn như kem dưỡng da, bột, kem và dầu không?

  • Trẻ có bú mẹ không? Nếu vậy mẹ có phải dùng kháng sinh không? Có thay đổi gì về chế độ ăn uống của chính mẹ không?

  • Quý vị đã cho bé làm quen với thức ăn đặc chưa?

  • Cho đến nay quý vị đã thử những cách chữa trị nào cho chứng phát ban của bé? Có gì giúp được không?

  • Gần đây con quý vị có mắc bất kỳ bệnh lý nào khác, bao gồm bất kỳ bệnh nào gây tiêu chảy không?

  • Con quý vị gần đây có dùng bất kỳ loại thuốc mới nào không?

Trên đây là một số nguyên nhân và cách điều trị bệnh hăm da ở trẻ sơ sinh mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các quý vị. Hy vọng với những thông tin hữu ích từ Huongluxury trên sẽ giúp quý vị chăm sóc bé tốt hơn. Chúc bé nhà quý vị luôn khỏe mạnh.

>>> Tham khảo thêm

Website: Huongluxury.com 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Tham khảo Google Vietnam. .