Hướng dẫn cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện tại nhà

Gạo lứt có giá thành cao bởi nó mang những dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe mà các loại gạo thông thường không có được. Không chỉ thành phần dinh dưỡng mà cấu tạo, màu sắc, mùi vị của nó cũng rất khác biệt. Chính điều này đã dẫn đến cách nấu gạo lứt cũng là một điều quý vị cần phải học.

Gia đình

Công dụng của gạo lứt

Thực chất, gạo lứt là loại gạo giống với gạo trắng thông thường. Nhưng điểm khác biệt chỉ nằm ở chỗ gạo lứt vẫn còn giữ nguyên lớp cám. Lớp cám này như một chiếc màng, nó chứa lại toàn bộ những dưỡng chất quý giá nhất của gạo. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho gạo lứt khác biệt hơn các loại khác từ cách nấu gạo lứt đến mùi vị sau khi nấu.

Gạo lứt có rất nhiều loại: gạo lứt tẻ, nếp, gạo lứt đỏ, đen, trắng… (nguồn: VinID)

Gạo lứt cũng như gạo thông thường, gạo lứt có loại gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp. Ngoài ra, khi chia theo màu sắc, nó còn có loại gạo lứt trắng, đỏ, đen. Đặc biệt nhất là loại gạo lứt đỏ vì nó rất giống với gạo huyết rồng. Vậy nên khi mua quý vị nên tìm hiểu trước để tránh bị nhầm lẫn nhé. Nhưng nếu quý vị không hiểu rõ về 2 loại gạo này thì hãy sử dụng dịch vụ Đi chợ của bTaskee để các chị giúp việc hỗ trợ nhé.

Để trải nghiệm dịch vụ đi chợ hộ của bTaskee, khách hàng có thể dễ dàng tải ứng dụng qua App store hoặc Google play để đặt lịch dịch vụ.

Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, gạo lứt với lớp màng nguyên cám là lựa chọn hàng đầu về dinh dưỡng và sức khỏe. Vậy lớp màng này mang lại những lợi ích hay công dụng gì đối với sức khỏe chúng ta?

Gạo lứt nguyên hạt giúp giảm cholesterol trong máu

Công dụng đầu tiên và rất quan trọng đối với sức khỏe chính là giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Bởi trong gạo lứt có thành phần chất xơ cao được xếp vào top đầu. Nếu chỉ tính riêng lên lớp màng thì nó đã chứa đến 29% chất xơ và 5% trong đó là những chất xơ hòa tan. 5% chất xơ này có tác dụng giúp hấp thụ các chất béo và cholesterol xấu trong máu.

Trong màng gạo lứt có chứa thành phần dầu cao, được chiết khuất thành dầu vì rất tốt cho sức khỏe (nguồn: VnExpress)

Ngoài ra, gạo lứt còn có chứa thành phần dầu. Khác với các loại dầu khác, dầu gạo lứt chứa rất lượng omega 3, 6, 9 lên đến 40%. Omega 3, 6, 9 này là một chất béo đặc biệt quý bởi cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được. Chất này quý là do nó có khả năng làm giảm được lượng cholesterol xấu cũng như giảm bớt lượng mỡ trong máu.

Không chỉ thế, lớp màng gạo lứt còn chứa rất nhiều vitamin E. Vitamin này có tác dụng ức chế đi các hoạt động của enzyme reductase – enzyme góp phần nhiều trong việc tổng hợp nên các cholesterol. Thế nên ăn nhiều gạo lứt, bổ sung nhiều vitamin E hơn sẽ giúp giảm được sự hình thành các cholesterol.

Cơm gạo lứt chứa nhiều omega 3, 6, 9 và vitamin E tốt cho việc giảm cholesterol (nguồn: I Am A Food Blog)

Vậy nên nhờ có omega 3, 6, 9, các vitamin E cùng lượng chất xơ dồi dào mà gạo lứt có thể cải thiện tình trạng sức khỏe, giúp quý vị giảm được lượng cholesterol xấu trong máu – nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác như tim mạch, huyết áp cao, xơ vữa động mạch…

Giúp ngăn ngừa ung thư

Theo nghiên cứu từ Trung tâm khoa học sức khỏe môi trường và xạ trị Colorado State University vào năm 2013, lớp màng gạo lứt chứa nhiều tinh chất có tác dụng phòng chống ung thư hiệu quả.

Cụ thể, màng gạo lứt chứa đến 120 chất kháng oxy hóa như như Sitosterol, phenolic, Ferolic axit lipoic, phytosterol, gama olyzanol, tocopherol, tocotrienol, omega 3, 6, 9, IP6 phytic acid, CoQ10 polysauhande, glucan… Chúng có tác dụng vô hiệu hóa các gốc tự do (nguyên nhân chính dẫn đến ung thư) cũng như các độc tố khi chúng muốn tấn công vào các ADN. Bảo vệ được ADN và chống lại sự hình thành các gốc tự do chính là bước đầu loại bỏ mầm mống của ung thư, tránh được việc chúng sinh sôi trong cơ thể.

Sử dụng gạo lứt thường xuyên để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch (nguồn: CPCS)

Ngoài ra, màng gạo lứt còn giúp tăng cường hệ miễn dịch rất tốt, làm chậm quá trình lão hóa. Khi hệ miễn dịch tốt, lão hóa chậm hơn thì cơ thể quý vị sẽ khỏe hơn, có sức để chống lại sự hình thành và sinh sôi hay xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn có hại. Chính vì thế chúng sẽ không có cơ hội để phát triển, gây hại cho cơ thể hay hình thành các bệnh như ung thư.

Làm giảm tắc nghẽn động mạch, tốt cho sức khỏe tim

Như các quý vị đã biết ở trên, gạo lứt và đặc biệt là lớp màng của nó có chứa rất nhiều chất giúp làm làm đi lượng cholesterol xấu trong máu. Chính nhờ giảm đi cholesterol nên nó cũng đã góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nhưng không chỉ có thể, trong gạo lứt còn chứa CoQ10 – một chất quan trọng với tác dụng chống cục đông máu, chống tiểu cầu đông tụ gây tắc nghẽn mạch máu cũng như điều hòa nhịp tim, tăng cường hoạt động của cơ tim.

Gạo lứt chứa CoQ10 – một chất quan trọng và rất cần để có trái tim khỏe mạnh (nguồn: superboxstore.ecosite.vn)

Bên cạnh đó, những chất như tocophenol, tocotrienol, gama oryzanol, chất xơ polychaccavide, omega 3, 6, 9 có sẵn trong gạo lứt là những chất có tác dụng giảm huyết áp, giảm nhịp tim vì nó ức chế được hoạt động của enzyme angiotensin II – enzyme tác dụng lên cơ thể làm nhịp tim tăng nhanh, huyết áp lên cao. Chính vì thế, nếu quý vị kiên trì tìm hiểu, học cách nấu gạo lứt và ăn nó thường xuyên thì không chỉ hạn chế được tình trạng mắc hoặc bệnh thuyên giảm.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Gạo lứt có thành phần chất xơ cao, chứa ít đường và tinh bột nên sẽ hạn chế được lượng chất béo, tinh bột nạp vào cơ thể. Khi biết cách nấu gạo lứt đúng, biết ăn đúng cách thì gạo lứt sẽ tạo cho quý vị cảm giác no lâu. Chính vì thế sẽ hạn chế việc ăn vặt của quý vị.

Biết cách nấu gạo lứt đúng, phối hợp thực phẩm hợp lý sẽ giúp quý vị giảm cân hiệu quả (nguồn: Thực Quán)

Trên đây chỉ là một số công dụng nổi bật nhất của gạo lứt. Thực chất gạo lứt vẫn còn những tác dụng như giúp tiêu hóa và đường ruột hoạt động tốt, chứa chất giúp hệ thần kinh hoạt động tốt, giúp xương chắc khỏe… Tuy nhiên nếu quý vị không biết cách nấu gạo lứt, không biết ăn phối hợp chúng với các thực phẩm khác như thế nào thì sẽ khó giúp nó phát huy hết công dụng.

Cách nấu cơm gạo lứt bằng nồi cơm điện

Gạo lứt có khá nhiều cách để chế biến từ nấu cơm và ăn kèm với các món ăn khác, làm salad, nấu cháo… Nhưng cách nấu cơm gạo lứt là cách được nhiều người chọn nhất. Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện cụ thể như sau:

Bước 1

Vo gạo lứt với nước 1 lần rồi ngâm với một lượng nước vừa đủ (quý vị có thể dùng nước ấm). Gạo lứt này quý vị ngâm ít nhất 1 giờ. Nếu không vội nấu thì quý vị nên ngâm gạo càng lâu càng tốt để gạo mềm, dẻo hơn khi nấu.

Ngâm gạo lứt với nước là cách để cơm gạo lứt được thơm ngon và mau chín hơn (nguồn: Bách hóa xanh)

Bước 2

Đổ đi nước ngâm gạo và vo lại gạo lứt thật sạch 1 đến 2 lần. Quý vị cho nước vào với tỷ lệ 2 nước: 1 gạo. Tuy nhiên quý vị có thể tùy chỉnh lượng nước tùy thuộc vào sở thích ăn cơm của quý vị và cả thời gian ngâm gạo. Gạo ngâm càng lâu thì sẽ ngậm càng nhiều nước hơn nên quý vị cần cho ít nước hơn để cơm nấu ra không bị nhão.

Bước 3

Lau sạch nước bên ngoài nồi vào cho vào nồi cơm điện để nấu. Chọn chế độ nấu cơm gạo lứt (brown rice) nếu có hoặc chọn chế độ nấu cơm thông thường rồi bấm nút để nấu.

Bước 4

Sau khi cơm đã nấu xong và chuyển sang chế độ hâm nóng, quý vị ủ cơm tại chế độ này trong khoảng 10 đến 15 phút để cơm được nở đều và ngon hơn.

Cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện sẽ giúp cơm nở đều, thơm ngon hơn (nguồn: Health Magazine)

Thực ra, cách nấu cơm gạo lứt ngon không quá khó nấu nếu quý vị có nồi cơm điện, đặc biệt là nồi cơm có sẵn chế độ Brown rice – chế độ nấu cho gạo lứt. Quý vị chỉ cần dành ra thời gian ngâm gạo trước để dễ nấu hơn nhé.

Cách làm salad gạo lứt giảm cân

Đây là cách chế biến gạo lứt khá lạ lẫm đối với một số người. Tuy nhiên quý vị có thể sẽ nghiện vì sự mới mẻ, mùi vị thơm ngon của nó đấy. Để làm được salad gạo lứt, trước tiên quý vị cần phải có cơm gạo lứt đã nấu sẵn trước đã. Vậy nên hãy tham khảo cách nấu gạo lứt bằng nồi cơm điện ở trên nhé.

Nguyên liệu

Cách chế biến gạo lứt thành salad cần có những nguyên liệu sau:

Cách chế biến

Sơ chế nguyên liệu

– Tôm: rửa sạch, lột bỏ vỏ, lấy đi phần chỉ đen ở sống lưng tôm và cắt thành dạng hạt lựu.

– Mực: rửa sạch mực, lấy bỏ phần mực đen và cắt thành từng khoang nhỏ hoặc thái miếng vừa ăn tùy theo sở thích của quý vị.

– Cà rốt, đậu que: rửa sạch với nước. Đậu que lột bỏ sợi chỉ 2 bên, cà rốt gọt bỏ vỏ. Quý vị thái nhỏ cả 2 thành dạng hạt lựu.

– Tỏi, hành tím: lột bỏ vỏ, rửa sạch, đập dập và băm nhỏ.

Đậu que, cà rốt cắt hạt lựu để nấu nhanh và vừa miệng khi ăn (nguồn: cookpad.com)

Xào tôm, mực và rau củ

– Bắc chảo lên bếp cho nóng, đổ dầu ăn vào. Dầu sôi tiếp tục cho hành tím và tỏi băm vào phi đến khi chuyển màu vàng nhẹ, có mùi thơm thì cho tiếp tôm và mực vào xào cùng. Nêm ít muối, hạt nêm và tiêu cho vừa ăn.

– Khi tôm và mực đã săn lại thì cho đậu que, cà rốt thái hạt lựu vào xào thêm 3 đến 5 phút cho chín, nêm nếm gia vị lại rồi tắt bếp.

– Cho cơm gạo lứt đã nấu vào trộn đều với hỗn hợp vừa xào. Đổ ra dĩa và trang trí thêm salad, dưa leo hoặc cà chua tùy thích để dĩa salad cơm gạo lứt thêm phần màu sắc hơn.

Cách chế biến gạo lứt thành salad sẽ giúp quý vị đỡ ngán hơn (nguồn: Điện máy xanh)

Cách nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện

Nếu quý vị đã ngán với cách nấu cơm gạo lứt hay trộn với rau thì hãy thử cách nấu gạo lứt thành cháo nhé. Đới với cháo gạo lứt thì quý vị nên chọn gạo lứt đỏ để cháo có màu sắc đẹp và lạ mắt hơn nhé.

Tuy gọi cách chế biến gạo lứt này là nấu cháo nhưng đâu thể chỉ nấu sôi gạo lứt thành cháo đúng không. Quý vị cần kết hợp với các nguyên liệu khác để cháo thêm thơm ngon, tăng được giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể chúng ta. Theo dõi bài viết để biết cách nấu cơm gạo lứt khác gì so với nấu cháo để thực hiện cho đúng quý vị nhé.

Nguyên liệu

Cách chế biến

Sơ chế nguyên liệu

– Gạo lứt và hạt sen vo sạch với nước, ngâm để hạt sen và gạo lứt nở mềm. Nếu không cần nấu ngay thì quý vị nên ngâm qua đêm để chúng nở đều, mềm và dễ nấu hơn nhé.

– Nấm cắt bỏ phần gốc và rửa sạch với nước. Tiếp đến quý vị thái nhỏ nấm sao cho vừa ăn.

Hạt sen khô ngâm qua đêm sẽ giúp tiết kiệm thời gian luộc, hạt cũng sẽ mềm và ngon hơn (nguồn: dammeanuong.com)

Luộc hạt sen, nấu cháo

– Hạt sen sau khi ngâm, rửa sạch lại với nước và cho nước vào luộc đến khi mềm rồi vớt ra để riêng.

– Nước luộc hạt sen có độ ngọt và mùi thơm đặc trưng nên quý vị tiếp tục dùng này để nấu cháo. Cho gạo lứt vào, cho thêm nước, đậy nắp lại và nấu cho đến khi hạt gạo nở thật to. Quý vị nên lưu ý nồi khi nấu để tránh tình trạng cháo sôi và bị tràn nhé. Bởi đặc trưng của cháo là rất dễ tràn dù là nấu bằng nồi thông thường hay nồi cơm điện. Khi cháo đã chín, nở đều thì quý vị chuyển nồi cơm điện sang chế độ làm ấm nhé.

Xào hạt sen và nấm

– Bắc chảo lên bếp cho nóng, cho dầu ăn vào. Khi dầu sôi thì cho tỏi băm, hành tím và phi cho thơm rồi cho hạt sen, nấm bào ngư vào xào đều, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

– Cho hạt sen, nấm xào vào trong nồi cháo, nêm nếm gia vị lại cho vừa ăn là món cháo gạo lứt đã hoàn thành rồi đấy.

Cháo gạo lứt cùng hạt sen và nấm đặc biệt thơm ngon bổ dưỡng (nguồn: Serious Eats)

Gạo lứt là loại gạo rất tốt cho sức khỏe nên nó được khuyến khích sử dụng thường xuyên và sử dụng thay thế gạo trắng thông thường. Tuy nhiên cách nấu gạo lứt lại rất khác, nó cần nhiều thời gian và công sức hơn. Vậy nên nếu quý vị không đủ thời gian hay không hiểu rõ cách nấu sao cho ngon thì hãy thử đặt dịch vụ Nấu ăn gia đình của bTaskee để các chị giúp việc nấu thay quý vị. Đừng vì khó mà bỏ qua việc ăn gạo lứt, bổ sung chất dinh dưỡng quý và tốt cho cơ thể nhé.