Những loại vi khuẩn tiềm tàng trên nền nhà vệ sinh bẩn quý vị cần biết

Cơ thể người ngoài sự sống của tế bào còn có sự sống của vi khuẩn. Không phải vi khuẩn nào cũng có hại, nhưng quý vị phải có biện pháp phòng tránh những loại vi khuẩn khác. Chúng sinh sống bất cứ đâu, nhất là nền nhà vệ sinh. Vì thế, phải thường xuyên tẩy rửa bằng những cách làm sạch nền nhà vệ sinh.

Vệ sinh phòng tắm

Một số loại vi khuẩn có trong nhà vệ sinh

Loại vi khuẩn thường gặp nhất ở các phòng tắm có tên bacteroidaceae hay còn gọi là vi khuẩn từ phân, E.coli, streptococcus và salmonella. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường xuyên tiếp xúc với những vi khuẩn này hàng ngày, không chỉ trong phòng tắm. Vậy nên, cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của chúng là tập thói quen rửa tay.


Những nơi có nhiều vi khuẩn trong nhà vệ sinh

1. Cần giật nước, nắp ngồi và bản thân bồn cầu

Không có gì ngạc nhiên khi trong bồn cầu là nơi trú ngụ của 3,2 triệu vi khuẩn trên mỗi inch vuông. Tuy nhiên, nếu tính số lượng vi khuẩn quý vị tiếp xúc trực tiếp, cần giật nước và nắp ngồi bồn cầu chưa hẳn đã giành ngôi vương trong phòng tắm.
Trung bình, nắp ngồi bồn cầu được bao phủ bởi 295 vi khuẩn/in2. Cần giật nước khoảng 83 vi khuẩn/in2. Do đó, rửa tay sau mỗi lần đi vệ sinh là điều cực kỳ quan trọng.

2. Bàn chải đánh răng

Trên mỗi in2, chiếc bàn chải có thể chứa ít nhất 200.000 vi khuẩn – nhiều hơn cả nắp ngồi bồn cầu.
Theo nghiên cứu trước đó do Đại học Manchester tiến hành, bàn chải đánh răng là nơi ở của vi khuẩn straphylococci và E.coli. Nhưng không cần hốt hoảng bởi vì nó vẫn chứa ít vi khuẩn hơn khoang miệng của quý vị. Phần lớn vi trùng tồn tại sẵn trong miệng. Do đó, quý vị có thể không bị ốm vì chúng.
Nếu lo lắng, hãy bảo quản bàn chải đánh răng ở nơi mà chúng sẽ khô nhanh giữa các lần sử dụng và thay thế chúng thường xuyên.

3. Vi khuẩn trong không khí phòng tắm

Một nghiên cứu năm 2013, đăng tải trên tạp chí Prime, cho thấy, khi quý vị xả nước bồn cầu, những vi trùng mang mầm bệnh tiềm ẩn có thể được giải phóng vào không khí. Một số loại lưu lại trong không khí dưới dạng giọt nhỏ, một số khác bám trên các bề mặt.

Tuy nhiên, nghiên cứu này nhấn mạnh rằng, không có bằng chứng thuyết phục về vai trò của chúng trong việc làm lan truyền bệnh truyền nhiễm hay bệnh tật. Cách tốt nhất để tránh những vi trùng gây hại lan tỏa trong phòng tắm nhà quý vị là đóng nắp bồn cầu khi xả nước.

4. Bồn tắm

Bồn tắm là vật dụng cả gia đình cùng sử dụng, vậy nên, nơi đây ngập tràn vi trùng. Chỗ bẩn nhất của bồn tắm là nắp xả nước. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì nước mang theo vi khuẩn sẽ thoát qua lỗ này. Trung bình, nắp xả nước bồn tắm chứa 120.000 vi khuẩn/in2.
Ngoài ra, không chỉ bản thân bồn tắm chứa vi trùng, mà các kẽ vữa giữa những viên gạch lát bồn tắm cũng là nơi yêu thích của vi khuẩn. Vì vậy, đừng quên kỳ cọ chúng vào mỗi lần dọn dẹp.

5. Sàn phòng tắm

Thật bất ngờ, sàn phòng tắm không hề bẩn như quý vị nghĩ. Tất nhiên, quý vị cũng không thể lơ là làm vệ sinh cho mặt sàn. Trung bình, sàn phòng tắm có 764 vi khuẩn/in2.


Cách loại bỏ vi khuẩn trong nhà vệ sinh

1. Lau sạch gương, kính

Để tiết kiệm chi phí chất tẩy rửa hóa học, quý vị có thể tự pha chế bằng những nguyên liệu đơn giản. Kết hợp giữa baking soda cùng hydrogen peroxide và một chút nước, dùng bình xịt để phun lên kính, gương và lau sạch bụi bẩn bằng một miếng bọt biển hoặc khăn mềm.

Ngoài ra, có thể sử dụng kem cạo râu để lau sạch gương sau khi tắm với nước nóng, gương sẽ sáng bóng trở lại.

2. Vệ sinh bồn tắm hàng ngày

Bồn tắm cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày nếu không sẽ tích tụ vi khuẩn gây ra những mầm bệnh, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Với một cách đơn giản, quý vị có thể dùng hỗn hợp giấm và rượu (1/2 chén dấm, 1 chén rượu, và 1/4 cốc nước). Đổ hỗn hợp vào 4 lít nước ấm sau đó đổ lên bồn tắm và để khoảng 15 phút. Rửa lại với nước sạch quý vị sẽ thấy bồn tắm sáng hơn và đảm bảo sạch vi khuẩn.

3. Luôn giữ bồn cầu sạch sẽ

Bồn cầu luôn là nơi chứa đựng nhiều vi khuẩn nhất nên cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Quý vị có thể sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dùng để diệt vi khuẩn.

4. Bồn rửa

Quý vị đi vệ sinh, sau đó, rửa tay. Vi trùng từ tay quý vị được rửa trôi trong bồn rửa phòng tắm. Dù với loại xà phòng rửa tay, quý vị hi vọng sẽ giết được chúng trên tay mình, chúng vẫn ở lại và thối rữa trong bồn rửa. Đây chính là nơi chứa 2.733 vi khuẩn/in2.

Thay vì dùng chất tẩy rửa, quý vị có thể tận dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng hòa vào nước để làm sạch bồn cầu. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.

5. Làm sạch nền nhà tắm

Nền nhà tắm sẽ rất dễ bị ố vàng hoặc bám bẩn khó tẩy nếu quý vị không thường xuyên vệ sinh. Chúng còn là nơi ở lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, từ đó theo chân quý vị đi đến các phòng trong nhà. Quý vị nên có cho mình những cách làm sạch nền nhà vệ sinh đơn giản để đảm bảo vệ sinh.

Hãy quét sạch nước và bụi bẩn trên nền nhà tắm giúp nền luôn khô thoáng, sạch sẽ không bị ẩm mốc. Hạn chế sự tồn đọng của nước là hạn chế khu vực sống của vi khuẩn. Đó cũng là một trong những cách làm sạch nền nhà vệ sinh không tốn sức.

6. Loại bỏ han, gỉ

Những vết han, gỉ sẽ khiến nhà tắm trông cũ hơn và đồ dùng không được bảo quản tốt.

Mẹo đơn giản chỉ cần đổ muối trên khu vực bị gỉ và vắt thêm một ít nước chanh lên trên. Nước chanh phản ứng với vết han gỉ, muối giúp loại bỏ vết bẩn cứng đầu. Để dung dịch qua đêm, và rửa sạch lại vào sáng hôm sau.

7. Trần nhà tắm sạch bụi

Trần nhà tắm sẽ dễ tích tụ bụi, mạng nhện và ít khi được vệ sinh sạch sẽ.

Quý vị nên chú ý quét mạng nhện và bụi bẩn thường xuyên để bảo đảm nhà tắm luôn sạch sẽ, thông thoáng, có thể dùng chổi lông để quét và nên đeo kính để tránh bụi rơi vào mắt.

Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp quý vị trong việc vệ sinh nhà tắm, nhất là cách làm sạch nền nhà vệ sinh và khử mùi nhà vệ sinh. Hãy thường xuyên theo dõi Huongluxury để bỏ túi cho mình những mẹo hữu ích trong cuộc sống quý vị nhé!