Những nguyên lý hoạt động của bồn cầu, chắc chắn quý vị chưa biết

Tình trạng bồn cầu bị tắc vật cứng hay các vật dụng khác gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của cả gia đình. Vì thế, quý vị cần biết cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bồn cầu để có cách xử lý phù hợp khi bị tắc, giúp cho việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Vệ sinh phòng tắm

Cấu tạo của bồn cầu

Về cơ bản, bồn cầu gồm có hai phần. Quý vị có thể dễ dàng nhìn thấy bồn cầu gồm phần thùng chứa nước bên trên và phần bệ ngồi ở bên dưới. Mỗi bộ phận có nhiệm vụ khác nhau. Thùng chứa nước có nhiệm vụ trữ nước, dội nước và làm sạch bồn cầu. Trong khi đó phần bệ ngồi lại có nhiệm vụ làm bệ đỡ cho người dùng ngồi thoải mái khi đi vệ sinh. 

Thùng chứa nước 

Thùng chứa nước hay còn gọi là két nước, thường có hình chữ nhật đứng được làm từ sứ. Bên trong bao gồm hệ thống đường ống, phao và giật nước. Bên trên thùng có nắp đậy. Một số nắp có kèm nút nhấn nhả nước ở bên trên hoặc bên hông của thùng. 

Bệ bồn cầu gồm có

Bệ bồn cầu có phần đường vòng xung quanh theo đường viền dẫn nước dùng để xả vật thải trong bồn cầu. Ống phun trong bồn cầu có nhiệm vụ đẩy nước với áp lực lớn. Bể bồn có chứa nước được dùng để làm hạn chế mùi hôi khó chịu bốc ra từ hầm cầu. 

Phần nước này cũng có tác dụng giữ cho bồn cầu sạch hơn khi có chất thải đi xuống. Ngoài ra, bệ bồn cầu còn có phần xi-phông có các tác dụng hút nước cũng như đưa chất thải xuống hầm cầu. Nhờ vậy mà giảm tình trạng bồn cầu bị tắc vật cứng hay các vật dụng khác. 


Nguyên lí làm việc của bồn cầu

Đối với bất cứ thiết bị nào quý vị cần nắm được nguyên lý hoạt động của nó mới có thể hoạt động tốt và tăng tuổi thọ. Đặc biệt, việc biết được nguyên lý hoạt động của bồn cầu còn giúp giảm thiểu tình trạng bồn cầu bị tắc vật cứng hoặc bị trào nước. 

Theo đó khi quý vị giật nước, nước sẽ chảy từ bể chứa nước vào bể bồn theo các lỗ nhỏ dọc đường vòng thoát ra theo ống phun. Nước dâng lên, sau đó vượt qua khúc cong của con thỏ. Nước tràn vào bể bồn nhiều sẽ khiến vận tốc và khối lượng nước chảy qua khúc cua tăng.  

Khi nước chiếm hết phần hết ống xi-phông sẽ tạo ra một vùng chân không, ngăn không cho không khí từ dưới lỗ trở lại. Các chất thải và nước sẽ được xi-phông hút toàn bộ xuống hầm cầu. Mực nước và lượng nước càng lớn càng dễ cuốn trôi chất thải xuống bồn. 

Chính vì vậy, trong trường hợp sau khi đi vệ sinh và dùng nhiều giấy, nếu quý vị không dùng lượng nước lớn thì chất thải có thể không được hút xuống hầm cầu hoàn toàn. Điều này dễ dẫn đến tắc nghẽn bồn cầu

Trên đây là cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của dạng bồn cầu thông thường mà chúng tôi cung cấp đến quý vị. Hy vọng là quý vị đã có thêm những kiến thức hữu ích trong việc ngăn ngừa bồn cầu bị tắc vật cứng hay các tình huống khác.