Phân biệt bệnh tay chân miệng nặng và nhẹ

Bệnh tay chân miệng có thể chăm sóc chữa trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, tuy nhiên khi bệnh trở nên nghiêm trọng, nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và dẫn đến tử vong. Làm sao để phân biệt bệnh tay chân miệng ở người lớn mức độ nặng và nhẹ ? Hãy cùng tìm hiểu ở những thông tin dưới đây.

Gia đình

Đặc điểm của bệnh ở mức nhẹ

Ở mức độ nhẹ, các dấu hiệu của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác như mệt mỏi hay nhiệt miệng. Bệnh thường được biểu hiện ở những điểm sau

#Sốt

Trong những ngày đầu tiên mắc bệnh, bệnh nhân thường có triệu chứng sốt nhẹ, trong người cảm thấy mệt mỏi bồn chồn. Điều này thường làm chúng ta tưởng rằng mình bị ốm do làm việc quá sức hay sự thay đổi của thời tiết nên không tìm cách chữa trị ngay mà chỉ giải cảm, sốt thông thường. Các triệu chứng khác đi kèm đó là cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng và luôn thấy khó chịu không yên, cơ thể mệt mỏi.

#Phát ban

Sau một gian ủ bệnh, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những vết nổi mẩn đỏ. Tuy nhiên, các nốt đỏ này không gây ngứa và đau. Chúng ta có thể dễ dàng nhận dạng ra chúng bởi những đặc điểm riêng. Những ban đỏ này xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban có kích thước từ 2-5mm ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục. Các nốt đỏ này nổi nhiều trên da và sau đó sẽ trở thành những bọng nước Chúng có thể kéo dài đến 10 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng khác

#Loét miệng

Những nốt phát ban ở quanh miệng có thể gây ra loét miệng. Chúng ta thường nhầm tưởng đó là do nóng trong người, thiếu vitamin C gây ra lở loét miệng chứ không phải là bệnh tay chân miệng ở người lớn.

Đây là những dấu hiệu nhẹ khi mới mắc phải bệnh tay chân miệng ở người lớn. Bệnh này chưa có thuốc đặc trị chuyên dụng, vì vậy khi gặp phải những dấu hiệu như trên, quý vị nên đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn chữa trị và cấp thuốc.


Tình trạng bệnh nặng

Nếu quý vị đã vô tình bỏ qua những dấu hiệu trên thì bệnh tình có thể sẽ chuyển biến xấu hơn và gây hại đến sức khỏe bản thân cũng như lây nhiễm cho mọi người xung quanh. Những dấu hiệu chứng tỏ bệnh quý vị đã trở nên nặng hơn như sốt nhẹ thành sốt cao trên 39 độ, liên tục dai dẳng kéo dài trong nhiều ngày và rất khó để làm người bệnh hạ sốt. Người mắc bệnh có thể bị nôn ói nhiều, sốt li bì và run rẩy tay chân, sức khỏe sụt giảm nghiêm trọng và khó thở.

Những tình trạng của bệnh tay chân miệng ở người lớn càng để kéo dài thì càng khó điều trị. Quý vị cần chú ý đến những dấu hiệu này để có thể điều trị kịp thời tránh xảy ra hậu quả không mong muốn.


Những lưu ý phòng tránh bệnh chân tay miệng ở người lớn

  • Ăn chín uống sôi, tránh ăn những thức ăn chưa được nấu chín kĩ vì bệnh tay chân miệng lây truyền qua đường tiêu hóa

  • Rửa tay thật sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để loại bỏ vi khuẩn còn bám lại trên tay trước khi đưa thức ăn vào miệng

  • Tránh tiếp xúc với các nguồn bệnh và người đang mắc bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình

  • Bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng trong bữa ăn của mình, đặc biệt là hoa quả giàu vitamin

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh làm vỡ các bọng nước gây nhiễm trùng

Trên đây là một số những đặc điểm giúp quý vị phân biệt được bệnh tay chân miệng ở người lớn nặng và nhẹ. Hy vọng quý vị sẽ bảo vệ tốt sức khỏe của mình!