4 nỗi lo của mẹ trong mùa dịch bệnh & cách giải quyết

Mùa hè nắng nóng cũng chính là thời điểm nhiều loại dịch bệnh bùng phát. Ở trẻ em, sức đề kháng yếu chính là nguyên nhân khiến trẻ thường dễ mắc bệnh, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm khi nhiệt độ tăng cao. Đâu là những căn bệnh ở trẻ vào mùa dịch bệnh khiến mẹ lo lắng? Phải làm sao để ngăn ngừa và giải quyết tình trạng này?

Giặt Là

1/ Nhóm trẻ dễ mắc bệnh trong mùa nắng nóng

Nhìn chung, trẻ em thường dễ mắc bệnh khi nắng nóng kéo dài. Tuy nhiên, một số nhóm trẻ nhất định sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn thông thường. Có thể kể đến các nhóm sau:

  • Trẻ dưới 4 tuổi: Khi trẻ còn quá nhỏ, lượng nhiệt hấp thu từ môi trường và lượng nhiệt sản sinh khi vận động đều cao hơn. Đặc biệt, trẻ sơ sinh chưa biết nói và các bé nói chung không biết tự chăm sóc cơ thể nên rất khó để mẹ nắm bắt được khi cơ thể trẻ đang “báo động” về các dấu hiệu bệnh.
  • Trẻ bị bệnh cấp tính, đặc biệt là sốt và bệnh đường tiêu hóa.
  • Trẻ vận động quá nhiều.
  • Trẻ đang dùng các loại thuốc làm giảm khả năng điều hòa nhiệt của cơ thể (thuốc kháng histamin chống dị ứng, thuốc lợi tiểu…).
  • Trẻ từng có tiền sử bị bệnh liên quan tới nắng nóng.

2/ 4 căn bệnh thường gặp vào mùa nắng nóng

Tiêu chảy:

Một trong những nỗi lo của các bà mẹ vào mùa nắng nóng là căn bệnh tiêu chảy ở trẻ. Vào mùa nóng, nhiệt độ môi trường thường tăng cao. Nếu mẹ không nắm rõ cách bảo quản thực phẩm sao cho đúng, thức ăn thường dễ bị ôi thiu, hỏng hóc. Ăn phải thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc phải bệnh tiêu chảy.

Hơn nữa, khi nhiệt độ tăng, thân nhiệt của trẻ cũng có xu hướng tăng lên khiến cơ thể bị thiếu nước. Trẻ thường có xu hướng tìm đến các loại nước ngọt, nước giải khát. Các loại nước không đảm bảo vệ sinh cộng thêm môi trường ô nhiễm, dễ phát tán mầm bệnh cũng chính là lý do khiến trẻ bị tiêu chảy.

Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bị ngộ độc thực phẩm nếu các thức ăn hư hỏng nặng hoặc trẻ ăn cùng lúc quá nhiều thức ăn ôi thiu.

Bệnh tay chân miệng (TCM): 

Một căn bệnh phổ biến khác ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi trong mùa nắng nóng chính là bệnh tay chân miệng trẻ em. Căn bệnh này thường có khả năng lây lan cao dẫn đến tâm lý lo lắng, hoang mang cho mẹ cũng như người thân của bé. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh sẽ gây nên các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ… Tình trạng này có thể dẫn đến tử vong khi bé không được các bác sĩ, y tá có chuyên môn chăm sóc đúng cách.

Sốt xuất huyết (SXH): 

Sốt xuất huyết là một trong những nỗi lo của phụ huynh có trẻ nhỏ vào mùa hè nắng nóng. Theo các nghiên cứu, khảo sát, một ngày tại TP.HCM có từ 10-15 ca trẻ em mắc bệnh sốt xuất huyết. Do đó, mẹ cần thực hiện các cách đuổi muỗi thường xuyên để bảo vệ sức khỏe con trẻ trong mùa nóng này.

Định kỳ mỗi tuần cha mẹ cần lên kế hoạch có thể dùng thuốc xịt muỗi để tiêu diệt hang ổ của đám “hút máu” đáng ghét. Hoặc gia đình có thể thử những cách khác như: nhang muỗi, đèn diệt muỗi,… Với những gia đình có trẻ nhỏ không có khả năng tự bảo vệ mình, quý vị nên cân nhắc dùng thêm màn chống muỗi để bảo vệ làn da trẻ nhỏ xuyên suốt giấc ngủ dài. 

Nhiễm siêu vi: 

Bên cạnh tay chân miệng và sốt xuất huyết, bệnh nhiễm siêu vi cũng là một “gương mặt quen thuộc” khiến phụ huynh lo lắng mỗi khi mùa nắng nóng xuất hiện. Trẻ nhiễm siêu vi thường có các triệu chứng, biểu hiện như sốt cao, phát ban, quấy khóc, nôn ói, ăn uống khó khăn… Một số loại siêu vi có thể tự khỏi từ sau 5-7 ngày nếu bé được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, một số loại siêu vi cần được theo dõi điều trị tại các cơ sở y tế. Do đó, mẹ không nên chủ quan mà cần đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra, xét nghiệm nếu thấy bé có dấu hiệu phát bệnh.


3/ Cách phòng ngừa và xử trí các loại bệnh trong mùa dịch bệnh

Để ngăn ngừa bệnh cho trẻ trong mùa hè nắng nóng, mẹ hãy áp dụng các cách phòng ngừa sau đây:

  • Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt: Với trẻ nhỏ chưa tự chăm sóc bản thân, quý vị nên giúp trẻ vệ sinh tay chân thường xuyên. Nếu trẻ đã lớn và tự nhận thức được, hãy nhắc trẻ chú ý rửa tay đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa.
  • Bảo quản quần áo của trẻ thông thoáng, sạch khuẩn: Mùa hè nắng nóng cũng trùng với thời điểm trẻ được nghỉ hè, do đó trẻ có xu hướng vui chơi, hoạt động nhiều hơn. Điều này tạo điều kiện cho mồ hôi và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, bám đầy trên quần áo của bé. Do đó, điều quan trọng là mẹ cần giữ cho quần áo con luôn sạch khuẩn, thông thoáng để bảo vệ sức khỏe của trẻ được tốt hơn.

    Huongluxury khuyên mẹ giặt sạch quần áo của trẻ với nước giặt OMO Matic Khử Mùi. Với công thức màn chắn kháng bẩn Polyshield phủ một lớp màn chắn vô hình lên bề mặt sợi vải, dòng nước giặt này khiến vết bẩn không thể thấm sâu và dễ dàng bị đánh bay khi giặt. Công thức khử mùi Deo-Freshness cùng tinh chất bạc hà và chanh yuzu,  giúp loại bỏ mùi hôi trên áo quần hiệu quả, mang lại hương thơm tươi mát suốt 24 giờ. Mẹ hãy sử dụng OMO Matic thường xuyên để đem lại hiệu quả đánh bay vết bẩn, loại bỏ vi khuẩn tốt nhất *

    Quý vị có thể tìm mua nước giặt OMO Matic Khử Mùi tại ĐÂY.

    (*với vi khuẩn Staphylococcus aureus; Enterococcus faecalis trong điều kiện thí nghiệm)

    Để làm tăng hiệu quả kháng khuẩn và chăm sóc quần áo bé được thông thoáng hơn, sau bước giặt, mẹ hãy dùng thêm nước giặt Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ. Bởi dòng nước giặt này có chiết xuất từ thiên nhiên Tràm Trà và Vỏ Cam, hai nguyên liệu vốn được biết đến với khả năng kháng khuẩn dịu nhẹ và an toàn mà mẹ Việt hay sử dụng cho con mình. Bên cạnh đó, Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ còn được thiết kế làm mềm đặc biệt, giúp sợi vải thông thoáng hơn nên khi bé vận động, mồ hôi sẽ dễ thoát ra ngoài. Vì vậy, bé không còn ngứa ngáy do áo quần hầm bí và vi khuẩn gây ra nữa.

    Đặc biệt, Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ đã được chứng nhận an toàn bởi Viện Da Liễu Trung Ương và được kiểm nghiệm bởi viện Pasteur. Do đó, mẹ hãy yên tâm sử dụng thường xuyên.

    Quý vị có thể tìm mua Comfort Kháng Khuẩn Dịu Nhẹ tại ĐÂY

  • Ăn uống hợp vệ sinh: Việc chế biến và bảo quản đồ ăn, thức uống của trẻ cần chú ý đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y Tế. Vào mùa này, thức ăn dễ ôi thiu nên mẹ cần chú ý không nấu quá nhiều món ăn dự trữ mà nên cho bé ăn thức ăn nóng, tươi mới. Bên cạnh đó, quý vị hãy tìm hiểu thêm cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách vừa giữ nguyên chất dinh dưỡng vừa hạn chế tình trạng thức ăn bị hư hỏng, ôi thiu.
  • Tạo môi trường sống trong lành và an toàn: Để phòng tránh các bệnh vào mùa nắng nóng, mẹ cần chú ý vệ sinh nhà cửa và không gian nhà ở, môi trường xung quanh. Luôn chú ý giữ cho môi trường thông thoáng, trong lành.
  • Uống đủ nước: Một mẹo nhỏ nhưng vô cùng quan trọng mà mẹ cần nhớ là cho bé uống đủ nước. Mất nước sẽ tăng cơ hội mắc bệnh của bé. Mẹ nên cho bé uống những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội…
  • Tiêm ngừa đầy đủ: Tiêm ngừa vắc-xin chính là một trong những giải pháp hiệu quả nhất giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Chính vì vậy, quý vị hãy luôn theo sát lịch chích ngừa cho bé và kịp thời tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Ngoài ra, khi trẻ mắc bệnh, việc can thiệp và xử trí kịp thời sẽ giúp đảm bảo tình trạng bệnh của bé không chuyển biến xấu cũng như để lại các di chứng về sau. 

Nuôi con là một hành trình dài chứa đựng nhiều nỗi lo lắng của bố mẹ. Hy vọng bài viết dưới đây có thể giúp các mẹ hình dung về tình trạng sức khỏe của bé trong mùa dịch bệnh cũng như cung cấp các cách phòng ngừa, xử trí giúp mẹ an tâm hơn khi trẻ mắc bệnh. Hãy tiếp tục theo dõi Huongluxury để đón đọc nhiều bài viết bổ ích khác quý vị nhé!

>>> Xem thêm: