Cách trị bệnh bé ho đờm lâu ngày không khỏi

Ho có đờm là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành. Chúng có thể khiến bệnh kéo dài rất lâu hoặc trở nặng, nếu đờm tích tụ quá nhiều. Vì vậy, ngay khi bé bị ho có đờm, quý vị nên áp dụng các mẹo chữa ho cho bé để không ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!

Vệ sinh sàn nhà & bề mặt

Nguyên nhân bé bị ho đờm lâu ngày không khỏi

Đờm là chất dịch nhầy tiết ra từ phế quản, phế nang, xoang trán, hốc mũi, họng… tạo thành chất độc xâm nhập đường hô hấp. Nguyên nhân ho có đờm có thể do bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm phổi, hen phế quản… Thông thường ho có đờm là bệnh cấp tính, nhưng nếu kéo dài từ 3 tuần trở lên, bệnh được xem là mạn tính.


Mẹo chữa ho cho bé khi bị ho đờm lâu ngày

Chữa ho đờm bằng bài thuốc dân gian

Khi bé ho đờm lâu ngày, quý vị có thể áp dụng mẹo chữa ho cho bé bằng những phương pháp sau đây: 

Củ cải trắng

Củ cải trắng có tính mát, tiêu đờm hiệu quả. Khi bé bị ho đờm lâu ngày, quý vị có thể ép lấy nước củ trắng tươi cho uống. Cơ thể bé sẽ mát hơn, lượng đờm cũng từ từ giảm bớt.

Chuối và đường phèn

Quý vị đem chuối hầm với đường phèn. Mỗi ngày cho bé ăn một ít, lượng đờm sẽ giảm. Mẹo chữa ho cho bé này thích hợp với các bé mới bị ho đờm, tình trạng ho không quá nặng.

Tắc chưng đường phèn

Một mẹo chữa ho cho bé nữa là cho bé ăn tắc chưng đường phèn. Cắt quả tắc thành từng lát mỏng, rồi cho đường phèn vào chưng cách thủy, cho bé ăn mỗi ngày, tình trạng ho sẽ thuyên giảm.

Nước gừng tươi

Dùng gừng tươi thái lát, nấu nước pha rồi cho bé uống. 2 – 3 ngày bệnh ho đờm sẽ giảm bớt.


Những lưu ý khi bé bị ho đờm lâu ngày

Khám bệnh tại cơ sở y tế

Khi bé bị ho đờm lâu ngày không khỏi, quý vị cần dẫn bé tới bệnh viện để kiểm tra tình trạng bệnh. Tuyệt đối không tự mua thuốc tây bên ngoài cho bé uống để tránh trở nặng hơn hoặc cơ thể sẽ bị kháng thuốc.  

Tập luyện thể dục thường xuyên

Ngoài các mẹo chữa ho cho bé ở trên, một điều mẹ cần lưu ý để bé có cơ thể khỏe mạnh chính là tập luyện thể dục thể thao để giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đồng thời, quý vị cũng đừng quên nhắc bé giữ gìn vệ sinh cá nhân cẩn thận. Khi ra đường, cần đeo khẩu trang để che chắn bụi. 

Trên đây là một số mẹo chữa ho cho bé bằng phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển nặng quý vị cần cho bé khám bác sĩ ngay nhé. Chúc quý vị và bé yêu luôn mạnh khỏe!

Xem thêm: dọn nhà, trẻ sơ sinh bị ho, dịch tả lợn châu phi, nổi mẩn đỏ, trẻ bị viêm họng, tiêu chảy ở trẻ em, tắm nắng cho trẻ sơ sinh,……