Lý do này khiến laptop của quý vị giật lag, mau hư

Nhiều người dùng laptop than phiền rằng máy móc trở nên chậm chạp sau một thời gian sử dụng. Chẳng hạn như họ mất vài phút để khởi động máy hoặc để mở một trình soạn thảo bất kỳ. Điều này không những gây khó chịu mà còn làm giảm hiệu suất làm việc của người sử dụng, thậm chí về lâu về dài sẽ khiến laptop nhanh hỏng. Cùng Huongluxury tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng laptop bị chậm, giật lag trên máy trong bài viết dưới đây nhé.

Vệ sinh sàn nhà & bề mặt

6 Lý do khiến laptop bị chậm giật lag

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng laptop bị chậm, giật lag sau một thời gian sử dụng. Nhưng phổ biến nhất vẫn là 6 nguyên nhân sau:

  1.  Sử dụng ổ cứng HDD lỗi thời.
  2. Ổ cứng quá đầy.
  3. Dung lượng RAM trống thấp.
  4. Hệ điều hành cũ, không được cập nhật.
  5. Laptop bị nhiễm virus.
  6. Không vệ sinh laptop định kỳ.

6 Cách xử lý và ngăn ngừa nguy cơ laptop bị chậm

1. Ổ cứng HDD

Đa số các laptop phổ thông hiện nay được trang bị sẵn một ổ cứng HDD. Định dạng ổ cứng này có ưu điểm là giá thành rẻ hơn các ổ SSD hay mSATA, nhưng tốc độ thì vô cùng thấp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến laptop bị chậm.

Với những người dùng có am hiểu về phần cứng máy tính, thường họ sẽ thay luôn HDD thành ổ SSD khi tiến hành sửa chữa hoặc vệ sinh laptop. Định dạng ổ cứng SSD có ưu điểm:

  • Giúp giảm thiểu thời gian thực hiện các thao tác như khởi động máy tính, đóng/mở phần mềm… ; 
  • Tăng tốc độ truy xuất dữ liệu (nhanh gấp đôi so với chuẩn HDD) ; 
  • Khả năng chống sốc cao ; 
  • Hoạt động không gây ra tiếng ồn cùng khả năng tản nhiệt tối ưu. 

Vì vậy, để cải thiện hiệu năng và nâng cao độ bền cho laptop, quý vị nên cân nhắc thay ổ cứng HDD cũ bằng ổ SSD.


2. Dung lượng ổ cứng quá đầy

Nếu laptop của quý vị chỉ sử dụng ổ cứng HDD mà lại chứa quá nhiều dữ liệu, thì nguy cơ giật lag hoặc hay treo đơ là điều thường xuyên xảy ra. Nguyên nhân là do ổ HDD có bộ nhớ cache vô cùng nhỏ. Bộ nhớ này đảm nhiệm chức năng lưu vị trí của dữ liệu trong ổ cứng. 

Chính vì vậy, việc ổ cứng HDD chứa quá nhiều dữ liệu sẽ làm cho bộ nhớ cache bị đầy, khiến thiết bị tự kích hoạt cơ chế xóa bớt bộ nhớ cache. Hành động này vô tình cũng xóa luôn vị trí lưu dữ liệu, dẫn đến việc một số chương trình, phần mềm ít sử dụng khi truy cập ổ cứng phải kiếm lại vị trí của các tệp, khiến cho tốc độ truy xuất bị giảm. Dưới đây là một vài cách giúp quý vị khắc phục tình trạng này:

Xóa bớt dữ liệu không còn dùng đến & làm sạch thùng rác

Những dữ liệu lâu ngày không sử dụng sau một thời gian sẽ khiến ổ cứng “nặng nề. Để giúp ổ cứng có nhiều không gian lưu trữ hơn, quý vị nên xóa bớt những thư mục hoặc tập tin không còn sử dụng nữa. Hoặc có một cách khác là quý vị có thể sao chép chúng qua USB, ổ cứng gắn ngoài hay sao lưu thông qua cloud (dịch vụ lưu trữ đám mây).

Bên cạnh đó, quý vị cũng cần phải dọn dẹp thùng rác thường xuyên. Nhiều người dùng nghĩ rằng chỉ cần bấm phím “delete” là sẽ xóa dữ liệu, tập tin mà không biết được rằng thao tác đó chỉ xóa sự hiện diện của nó trên cửa sổ làm việc mà thôi. Tốt nhất là quý vị nên xóa triệt để chúng bằng cách click chuột phải vào “Recycle Bin” > chọn “Empty Recycle Bin” để làm sạch thùng rác hoàn toàn.

Sử dụng tính năng chống phân mảnh ổ cứng

Nếu quý vị không có đủ điều kiện tài chính để nâng cấp lên ổ cứng SSD, thì một trong những cách giúp ổ cứng chạy nhanh hơn là chống phân mảnh ổ cứng. Để thực hiện:

  • Đầu tiên quý vị truy cập vào Computer -> click chuột phải vào ổ đĩa C và chọn Properties -> chọn Defragment now… 
  • Ở tab Tool -> chọn Analyze disk. Lúc này hệ thống sẽ tự kiểm tra trên từng phân vùng ổ cứng, nếu có phát hiện phân mảnh thì tiếp tục chọn Defragment disk để khắc phục. Quý vị nên thực hiện hành động này thường xuyên, ít nhất là 2 tuần /lần.

3. Dung lượng RAM

RAM là nơi lưu trữ các thông tin của ứng dụng để cho các thành phần khác như CPU, GPU truy cập và xử lý. Nếu có nhiều chương trình chạy cùng lúc mà dung lượng RAM trên máy lại quá ít sẽ gây ra hiện tượng “tràn RAM”, khiến cho laptop bị giật, đơ, nhanh hỏng.

Để khắc phục tình trạng này, quý vị có thể thay bằng một thanh RAM có dung lượng cao hơn, hoặc là gắn thêm RAM. Tuy nhiên cách làm này đòi hỏi quý vị phải am hiểu một vài thông số về cấu hình như tốc độ bus RAM, chuẩn khe cắm…

4. Hệ điều hành

Thường xuyên cập nhật hệ điều hành sẽ giúp cho laptop của quý vị tránh được các lỗ hổng bảo mật, đồng thời bổ sung những tiện ích mới để máy chạy mượt mà hơn, nhất là đối với Windows 10. Khi laptop không được cập nhật hệ điều hành, driver sẽ lỗi khiến cho máy chạy rất chậm và dễ bị tấn công từ bên ngoài.

Để thao tác, quý vị vào All settings -> chọn Window Update và bấm download khi có bản cập nhật hệ thống mới.

5. Virus

Các tập tin bị nhiễm virus cũng khiến cho chiếc laptop của quý vị chạy chậm bất thường. Cách xử lý là cài các phần mềm diệt virus như Avast, BKAV… và đặt lịch quét định kỳ để máy hoạt động ổn định nhé.

6. Vệ sinh laptop

Một trong những nguyên nhân làm cho laptop bị chậm và nóng là do người dùng không thường xuyên vệ sinh laptop. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn khiến cho khả năng tản nhiệt giảm, nhiệt độ tăng cao gây tổn hại đến các linh kiện trên main. Nghiêm trọng hơn còn có thể làm tăng nguy cơ chập cháy các bộ phận tỏa nhiệt nhiều như CPU và GPU.

Quý vị nên vệ sinh laptop định kỳ 6 tháng /lần để giảm thiểu những rủi ro trên, đồng thời giúp máy nâng cao hiệu năng xử lý.


Hy vọng với những chia sẻ trên, quý vị đã có thể bảo quản, chăm sóc cho laptop của mình. Bên cạnh đó, cũng khắc phục tình trạng laptop bị chậm và nâng cao hiệu năng và tuổi thọ của thiết bị. 

>>> Xem thêm: